Ý nghĩa của phương pháp đo mật độ xương và quy trình thực hiện

Ngày 27/09/2022

Đo mật độ xương được sử dụng để chẩn đoán tình trạng loãng xương ở người. Loãng xương là một bệnh lý về xương, xuất hiện do mật độ chất trong xương bị giảm, khiến cho xương yếu dần đi và dễ bị gãy. Kiểm tra tình trạng loãng xương và phát hiện sớm có thể giúp tránh được những nguy cơ chấn thương ở xương dù chỉ là 1 lực tác động rất nhẹ.

Để có thêm những hiểu biết về phương pháp này, cũng như những vấn đề liên quan đến căn bệnh loãng xương hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. 

1. Đo mật độ xương là gì?

Đo mật độ xương hay còn gọi là đo loãng xương (Bone Mineral Density - BMD) đây là một kỹ thuật sử dụng tia X hoặc hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA, DXA) và chụp CT để xác định được hàm lượng canxi và khoáng chất có trong xương. Kỹ thuật này thường được sử dụng ở vùng cột sống, hông hoặc xương cẳng tay. Qua đó, có thể xác định được tình trạng sức khỏe xương của người bệnh, tránh được những nguy cơ mắc loãng xương và bảo vệ xương khớp trước nguy cơ tổn thương.

Đây là một phương pháp chẩn đoán loãng xương ở người với độ chính xác cao

Đây là một phương pháp chẩn đoán loãng xương ở người với độ chính xác cao

2. Vì sao cần đo mật độ xương?

Loãng xương là một căn bệnh về xương khớp khá nguy hiểm, vì thế việc đo mật độ xương là cách tốt nhất để phát hiện căn bệnh này để điều trị sớm hơn. Việc phát hiện bệnh loãng xương sớm hơn hay giảm khối lượng xương đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị. Bên cạnh đó cũng hạn chế được những nguy cơ chấn thương cho người bệnh,ngăn chặn bệnh phát nặng và cải thiện tình hình bệnh. Theo đó, mục đích của việc thực hiện mật độ của xương là:

- Xác định tình trạng của xương khớp qua mật độ xương.

- Phát hiện sớm loãng xương và giảm khối lượng xương.

- Tạo điều kiện cho việc chữa trị bệnh loãng xương.

- Cải thiện tình trạng xương khớp và ngăn chặn bệnh trở nặng.

Loãng xương có thể được phát hiện sớm nhờ vào việc các xét nghiệm kiểm tra

Loãng xương có thể được phát hiện sớm nhờ vào việc các xét nghiệm kiểm tra

3. Những trường hợp cần thực hiện là ai?

Có rất nhiều yếu tố gây nên loãng xương ở người, có thể do một số yếu tố di truyền, bệnh lý, nội tiết tố hoặc một số nguyên nhân khác. Một số đối tượng cần được thực hiện đo mật độ xương:

- Chỉ số khối cơ thể BMI thấp.

- Người có tiền sử trong gia đình bị gãy xương hông.

- Người hút thuốc.

- Người cao tuổi nam trên 70 tuổi, nữ trên 65 tuổi.

- Nam giới trong độ tuổi từ 50 đến 69 tuổi bị tăng glucocorticoid, sử dụng nhiều thuốc lá và rượu, giảm năng tuyến sinh dục nam (Hypogonadism).

- Sử dụng thuốc thuộc nhóm steroid trong thời gian dài hoặc một số loại thuốc khác có thể khiến xương bị loãng, cản trở quá trình tái tạo xương.

- Một số người mắc các bệnh như viêm khớp dạng thấp, bệnh gan, thận, cường giáp hoặc cường cận giáp, đái tháo đường loại 1.

Ngoài những trường hợp trên, một số dấu hiệu dưới đây cũng cần được thực hiện đo mật độ xương để kiểm tra:

- Chiều cao bị giảm đi một cách bất thường: nguyên nhân có thể là gãy xương sống hoặc loãng xương.

- Gãy xương khi thực hiện khi gặp những chấn thương nhẹ, đôi khi có thể do ho hoặc hắt xì mạnh mà gãy xương.

- Sử dụng thuốc chống thải ghép trong một số thủ thuật cấy ghép có thể là nguyên nhân gây ra loãng xương.

- Suy giảm estrogen ở nữ giới do mãn kinh hoặc điều trị ung thư.

- Suy giảm testosterone ở nam giới do điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

Những người có nguy cơ loãng xương nên thực hiện đo mật độ xương

Những người có nguy cơ loãng xương nên thực hiện đo mật độ xương

4. Quy trình thực hiện

Để thực hiện được kỹ thuật đo mật độ xương một cách chính xác và thuận lợi người bệnh cần tuân theo một số chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó cũng cần biết một số điều cơ bản như sau:

Chuẩn bị trước khi thực hiện:

Người bệnh sẽ được yêu cầu ngừng cung cấp canxi cho cơ thể trong vòng 24 - 48 giờ trước khi thực hiện đo mật độ xương. Trang phục cũng là một điểm quan trọng cần chú ý, bạn sẽ được yêu cầu mặc những trang phục không có các chi tiết bằng kim loại khi thực hiện kỹ thuật này. 

Quy trình đo mật độ xương:

Sau khi đã thực hiện các khâu chuẩn bị người bệnh sẽ được thực hiện đo mật độ xương theo các bước sau:

- Người bệnh cần nằm trên giường bệnh ở một tư thế thoải mái và thuận tiện nhất cho việc thực hiện kỹ thuật này.

- Máy đo sẽ di chuyển lên xuống để thực hiện việc đo lường trên cơ thể người bệnh, thời gian thực hiện khoảng 30 phút.

- Sau khi thực hiện xong các bác sĩ sẽ đọc kết quả và trả kết quả đo mật độ xương về cho người bệnh.

Tùy thuộc vào mức độ hiện đại của máy móc và kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện đo mà kết quả sẽ được trả về nhanh hay chậm. Ngày nay, với sự đổi mới về máy móc thì thời gian chờ đợi kết quả cũng được rút ngắn và kết quả cũng chính xác hơn.

Kết quả đo mật độ xương:

Kết quả đo lường mật độ xương có thể cho thấy được xương của bạn có bị suy yếu hay gặp các vấn đề khác về xương khớp hay không. Kết quả nhận được sẽ được xác định qua hai điểm: điểm T và điểm Z.

Đầu tiên kết quả BMD sẽ được so sánh với kết quả của những người ở độ tuổi 25 - 35 có cùng giới tính và dân tộc với người thực hiện đo mật độ xương. Mức độ lệch chuẩn của bạn với người được so sánh chính được gọi là điểm T (SD).

Mức độ loãng xương của người bệnh theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO được xác định dựa trên các mức độ như sau:

- Điểm T khoảng 1 SD (+1 hoặc -1): mật độ xương ở mức bình thường.

- Điểm T từ 1 - 2,5 SD (-1 đến -2,5 SD): mật độ xương thấp.

- Điểm T từ 2,5 SD trở lên: loãng xương.

Ngoài điểm T, mức độ loãng xương của người bệnh còn được xác định qua chỉ số Z, điểm Z thể hiện sự chênh lệch mật độ xương của bạn so với những người cùng độ tuổi, dân tộc,… Theo Hiệp hội Đo mật độ lâm sàng quốc tế (ISC) điểm Z được đánh giá như sau:

- Điểm Z > -2.0: xương bình thường.

- Điểm Z = +0,5 hoặc -0,5 và -1,5: phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh.

- Điểm Z nhỏ hơn hoặc bằng -2.0: mật độ xương thấp hơn tiêu chuẩn.

Kết quả thu được sau khi thực hiện đo mật độ xương sẽ nói lên sức khỏe xương khớp của người bệnh

Kết quả thu được sau khi thực hiện đo mật độ xương sẽ nói lên sức khỏe xương khớp của người bệnh

5. Vai trò của đo mật độ xương đối với bệnh loãng xương

Đo mật độ xương là một trong những cách đơn giản để theo dõi tình hình sức khỏe xương khớp của bạn và ngăn chặn loãng xương. Thông qua việc đo loãng xương người bệnh có thể phát hiện được những nguy cơ về xương khớp và tiến hành ngăn chặn những nguy cơ đó xảy ra. 

Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo bạn nên thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng 1 lần. Đặc biệt ở độ tuổi từ 40 - 45 đối với nữ giới và 50 - 60 đối với nam giới cần quan tâm hơn đến vấn đề xương khớp. Không được coi nhẹ những triệu chứng đau nhức xương khớp hay dễ gãy do các chấn thương, va chạm nhẹ. Đo mật độ xương có vai trò rất lớn trong việc phát hiện và chữa trị loãng xương, người bệnh cần lựa chọn những cơ sở uy tín để thực hiện kỹ thuật này.

Nếu bạn còn đang phân vân không biết nên chọn cở y tế nào để thực hiện đo xương thì hãy liên hệ ngay với Chuyên khoa Cơ xương khớp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số hotline 1900 56 56 56. Với dàn thiết bị hiện đại, đầy đủ, đặc biệt là máy DEXA scan giúp chẩn đoán chính xác cấu trúc và tình trạng loãng xương cho người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn được thăm khám bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, mang lại trải nghiệm khám chữa bệnh chất lượng, chuyên nghiệp nhất.

BSCK I Dương Ngọc Vân


Bài viết cùng chuyên mục