Chụp X quang dạ dày và những ứng dụng trong y học hiện đại

Ngày 05/10/2022

Chụp X quang dạ dày tuy là một kỹ thuật đã áp dụng khá lâu và dù hiện nay có rất nhiều kỹ thuật mới hiện đại ra đời nhưng vẫn không thể thay thế được vì những giá trị chẩn đoán mà nó mang lại. Vậy chụp X quang dạ dày là gì? Chụp X quang dạ dày giúp chẩn đoán được những bệnh gì? Khi nào nên đi chụp X quang dạ dày? Những lưu ý khi đi chụp X quang 

1. Chụp X quang dạ dày là gì?

Chụp X quang dạ dày là phương pháp thăm khám dạ dày dựa vào tia X được phát ra qua một bộ phận phát tia gọi là bóng X quang qua cơ thể sau đó đến tấm thu nhận và các tín hiệu sẽ được mã hóa để tạo thành hình ảnh hoàn chỉnh. Chụp X quang dạ dày khác với chụp X quang thông thường đó là bệnh nhân sẽ phải uống thuốc cản quang (Bari Sulfate) trong lúc chụp, nhờ đó mà thực quản- dạ dày- tá tràng sẽ hiện rõ trên hình ảnh giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán tốt và chính xác. Đây là kỹ thuật nhanh chóng, an toàn, rẻ tiền và có độ tin cậy khá cao. Hiện nay, chụp X quang dạ dày thường được kết hợp với nội soi, chụp cắt lớp để giúp chẩn đoán chính xác cao nhất cho người bệnh.

Tầm soát, khám, chẩn đoán ung thư dạ dày

2.Chụp X quang dạ dày giúp chẩn đoán được những bệnh gì?

a. Viêm loét dạ dày tá tràng: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gây tổn thương viêm và gây loét niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Bệnh nhân thường có các biểu hiện như đau âm ỉ hoặc đau từng cơn, hay ợ chua, nóng rát, đau tức vùng thượng vị, đầy bụng, chán ăn, buồn nôn,... Phụ thuộc vào vị trí của ổ loét mà sẽ có các tên gọi khác nhau như loét hang vị, loét bờ cong lớn, loét bờ cong nhỏ.

b. Trào ngược dạ dày thực quản: Giữa thực quản và dạ dày có cơ tâm vị để ngăn không cho thức ăn, hơi và dịch axit dạ dày di chuyển ngược lại từ dạ dày lên thực quản, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khiến cơ tâm vị bị rối loạn làm cho axit dạ dày, thức ăn và khí chua nóng đẩy ngược lên thực quản gây ra những biểu hiện vô cùng khó chịu. Các biểu hiện thường gặp của trào ngược dạ dày thực quản là nóng rát cổ họng, ợ hơi, buồn nôn, khó nuốt, đau tức ngực. Các triệu chứng có thể thuyên giảm khi người bệnh uống thuốc trung hòa axit dạ dày.

c. Xuất huyết dạ dày: Xuất huyết dạ dày hay chảy máu dạ dày là tình trạng vùng niêm mạc dạ dày bị chảy máu thường do các nguyên nhân như u, uống rượu bia nhiều, thói quen ăn đồ dầu mỡ, cay nóng, hay xuất huyết sau quá trình hình thành ổ viêm loét dạ dày. Xuất huyết dạ dày có thể khiến người bệnh nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, bệnh cần được điều trị kịp thời tránh xuất huyết nặng gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

d. Tắc nghẽn thực quản: Tắc nghẽn thực quản là tình trạng khó hoặc không lưu thông thức ăn, nước uống và dịch tiêu hóa qua thực quản. Nguyên nhân gây tắc nghẽn hay gặp là do thức ăn, nuốt phải dị vật hoặc có thể do u thực quản hay các bệnh lý gây hẹp thực quản.

e. Một số bệnh khác:

- Các vết sẹo, co kéo niêm mạc dạ dày

- Khối u đẩy vào lòng ống tiêu hóa

- Bất thường về giải phẫu hay cấu trúc và vận động của thành cơ đường tiêu hóa.

Hình ảnh loét dạ dày – tá tràng

3. Khi nào nên đi chụp X quang dạ dày?

Chúng ta cần nhận biết và nắm rõ được các dấu hiệu bệnh lý của dạ dày để tránh bệnh tiến triển nặng thêm gây đau đớn và ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt của bản thân. Cần chụp X quang dạ dày khi có các triệu chứng sau đây:

- Khó nuốt, buồn nôn, nôn, cảm thấy nóng rát vùng cổ họng

- Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, chán ăn, khó tiêu, đau tức vùng thượng vị

- Nuốt phải dị vật

- Cảm thấy đau bụng cả lúc đói và khi ăn no.

Các dấu hiệu bệnh lý của dạ dày cần biết để tránh bệnh tiến triển nặng thêm 

4. Những lưu ý khi đi chụp X quang dạ dày?

Chụp X quang dạ dày vẫn hạn chế chỉ định với phụ nữ có thai và trẻ em, ngoài ra người bệnh cần nhịn ăn và không uống nước trước khoảng 6-8 tiếng, vì thế nên chụp vào buổi sáng là thích hợp nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không được uống các loại thuốc cản quang trước đó 3 ngày để tránh gây chẩn đoán sai cho bác sĩ.

Hình ảnh giải phẫu dạ dày

 Kỹ thuật chụp X quang dạ dày hay nhiều kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại khác đều được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm với máy móc tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay. Bên cạnh đó, khi đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bạn sẽ được hướng dẫn, phục vụ tận tình, chu đáo và nhanh chóng giúp bạn cảm thấy thoải mái và an tâm với các dịch vụ của MEDLATEC. Lời khuyên cho bạn là hãy đi khám sớm để sàng lọc những bệnh cơ bản ban đầu. Nếu bạn còn băn khoăn hay cần đến sự hỗ trợ tư vấn hãy gọi tới hotline 1900 56 56 56, các bác sĩ đầu ngành của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và đặt lịch khám sớm cho bạn.

Hệ thống y khoa MEDLATEC: 

  • Cơ sở 1: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC – 42 Nghĩa Dũng – Phúc Xá – Ba Đình – Hà Nội.
  • Cơ sở 2: Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ - 99 Trích Sài – Tây Hồ - Hà Nội.
  • Cơ sở 3: Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Xuân – 03 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội.
  • Cơ sở 4: Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Vĩnh Phúc – 119 Nguyễn Tất Thành – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc.
  • Và 22 chi nhánh trải dài trên mảnh đất hình chữ S.

KTV Trần Khắc Tuấn


Bài viết cùng chuyên mục