X quang tuổi xương và các phương pháp xác định tuổi xương

Ngày 24/07/2023

Xương là một bộ phận quan trọng và được nhiều phụ huynh quan tâm về tuổi xương của trẻ. Đặc biệt ngày nay có nhiều trẻ dậy thì sớm phát triển hơn tuổi thực tế vì vậy xác định tuổi xương luôn được thực hiện phản ánh tuổi tác trẻ em và thanh thiếu niên chưa phát triển hoàn thiện. Để thực hiện tính tuổi xương thường áp dụng là thông qua phim chụp X quang của xương tay hoặc chân và so sánh với bảng đối chiếu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin liên quan đến tuổi xương và X quang tuổi xương. Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!

1. Tuổi xương là gì?

Tuổi xương là khái niệm dùng để đánh giá mức độ trưởng thành của hệ xương dựa vào nhân cốt hóa xương chi. Trong sự phát triển từ một đứa trẻ sơ sinh cho đến độ tuổi thanh thiếu niên, mối tương quan giữa tuổi xương và tuổi khai sinh thường không vượt quá 10%.

Bộ xương trẻ em được chia làm 3 phần là xương đầu, xương thân và xương chi. Ngoài ra, xương còn được phân thành 4 loại, bao gồm: Xương dài, xương ngắn, xương dẹt và xương hình bất định. Trong khi đó, khớp là tên gọi chỉ nơi tiếp giáp giữa các đầu xương.

- Thân xương: Phần ở giữa dài nhất, có hình ống, cấu tạo gồm màng xương mỏng (ở ngoài cùng), vỏ xương và khoang xương (chứa tủy xương).

- Hạt đầu xương: Hai phần đầu xương, mô xương xốp và chứa tủy đỏ, xương.

- Sụn xương (không thể chụp được bằng tia X): Giữa thân xương và hạt đầu xương, bọc hai đầu xương.

Cốt hóa là tiến trình sụn ở trẻ sơ sinh phát triển dần thành xương hoàn chỉnh ở thanh thiếu niên trưởng thành. Các điểm cốt hóa của xương cũng là quá trình phân bào ở sụn tăng trưởng, nhằm giúp xương dài ra. Theo trình tự nhất định, thời điểm xuất hiện và mức độ cốt hóa của các điểm cốt hóa đầu xương sẽ tương ứng với tuổi đời thực khác nhau của trẻ. Tổ chức sụn ban đầu không cản quang cho phép xác định tuổi xương thông qua hình ảnh phim khác nhau khi chụp X quang.

 

https://lh6.googleusercontent.com/l-LUwT4yjrxX5mORVm7iSHAt4_AH5IsHwt_kBu8FRD9Sz2sb4qln9xUqsIVbEaM618_UDnZiaBHOcx4nYlMmn_IYPqvts_sysMPzx7FvccKjrghy8VdVqsKTXU02ryL3CHNRCPDq2g7m3Uv39D90fg

Quá trình cốt hóa sụn và tăng trưởng của xương

Quy ước xác định tuổi xương là chụp X quang xương bàn tay trái ở tư thế thẳng, nhằm đánh giá sự có mặt, cũng như hình dạng của các điểm cốt hóa. Sau đó, sẽ dựa vào bảng tuổi xương chuẩn để ước lượng một cách tương đối tuổi thực của trẻ. Hiện nay, thang đo tuổi xương chuẩn đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vẫn dựa theo sách y khoa xuất bản vào cuối thập niên 50 của thế kỷ XX. Vì không có quá nhiều sự thay đổi ở tuổi xương chuẩn nền y học Việt Nam cũng áp dụng bảng so sánh đối chiếu này.

2. Cách tính tuổi xương

Để tính tuổi xương, người ta thường thực hiện theo 3 bước lần lượt như sau:

- Chụp phim X quang thẳng bàn tay hoặc chân trái.

- So sánh với Atlas tiêu chuẩn

- Tìm lứa tuổi phù hợp nhất với hình ảnh X quang có được.

Cách tính tuổi xương tiêu chuẩn cần phân tích đầy đủ một số đặc điểm thuộc những vùng xương cụ thể sau đây:

- Các xương đốt ngón tay: Hình dạng của các điểm cốt hóa đầu xương.

- Các xương con vùng cổ tay: Sự có mặt và kích thước của các điểm cốt hóa.

- Đầu dưới xương quay: Mức độ liền của điểm cốt hóa.

Tùy vào độ tuổi và giới tính của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định chụp vùng xương được xem là đáng “tin cậy” nhất để xác định tuổi xương. 

- Các xương đốt bàn, ngón tay: trai (0-7 tuổi), gái (0-5 tuổi)

- Các xương con vùng cổ tay: trai (8-15 tuổi), gái (6-13 tuổi)

- Đầu dưới xương quay: trai (16-18 tuổi), gái (13-18 tuổi)

https://lh3.googleusercontent.com/-_6qnufY917GtJ42GnYKwdRoU4mOgxk07X_EPFvdpG_sOV7uGbGZdlbC_M-JE_70JIoqi7xUOE5frRZvbq897IIIx9UNHPbSa7AwOnqqag1G6sS5ePuxPEmvBW84gPrik3sZuEgxqyYslnu-1p1YIw https://lh5.googleusercontent.com/mhtXH-WP8hCEr5ZUiDO1VaMilqN9hgpxwneOSknSbrOZs8zvZJ0vyxHywWbSLiqtTfy7boQyP6P1A3tDr8Vilhj0y5QQtMssTQFZDdkOpCZMoFBG9JVki2WXpMt3fr-TDm7K5dFyccTMzSn-L080FQ

Hình ảnh chụp X quang cổ bàn tay trái tại MEDLATEC để tính tuổi xương 

3. Các phương pháp xác định tuổi xương

Để xác định tuổi xương, người ta ưu tiên phần xương bên trái hơn bên còn lại là do nửa người bên phải hoạt động nhiều hơn, phát triển sớm hơn. Từ đó, phần bên phải dễ có biến dạng, chấn thương và kéo theo những sai lệch trong cách tính tuổi xương. Một số phương pháp tính tuổi xương phổ biến như:

- Phương pháp Lefebvre và Koikman: Chụp X quang toàn bộ tay và chân trái của trẻ nhỏ hơn 30 tháng, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tháng. Sau đó đếm số lượng điểm nhân cốt hóa và dựa vào bảng so sánh đối chiếu tiêu chuẩn để cho ra kết quả.

- Phương pháp Greulich và Pyle: Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất, thích hợp cho trẻ từ vài tháng đến sau dậy thì.Bác sĩ sẽ chụp X quang bàn tay trái thẳng và so sánh với bộ hình chuẩn, kết luận độ tuổi tương ứng. Ngoài ra, có thể khảo sát nhân cốt hóa xương bàn tay, đốt ngón tay và cổ tay.

- Phương pháp Sauvegrain và Nahum: Chụp X quang khuỷu tay trái cho trẻ từ 7 đến 14 tuổi, sau đó dựa vào nhân cốt hóa để cho điểm và so sánh với atlas đối chiếu tiêu chuẩn.

- Phương pháp Risser: Dùng để xác định giai đoạn chấm dứt phát triển hệ xương, cụ thể là xương cột sống. Từ đó, bác sĩ có thể biết được thời điểm can thiệp ngoại khoa thích hợp trong các trường hợp vẹo cột sống. Có tất cả 6 phân độ từ 0 (chưa thấy nhân cốt hóa) đến 5 (dính hoàn toàn nhân cốt hóa vào bờ xương chậu).

- Nhân cốt hóa đầu trong xương đòn: Đối tượng áp dụng là trẻ lớn hoặc ở tuổi thiếu niên (15-16 tuổi) khi xương đã phát triển khá hoàn chỉnh. Phương pháp này cũng thông qua các hình thức như chụp X quang, CT hay xét nghiệm pháp y và được chia thành 4 cấp độ.

https://lh6.googleusercontent.com/gfnPSGiw49M2nRuqT_2c8FYS2VOmGHiEIqTDx5vcovicrII3kvUHsmvbimN2PQcPbTYZS56o3QtJwgOxEz_Hcu_98PB1BCXmVUALdR1bAUaIHuwMVlbDOV35L0R2SXT7xT8rDHo6iP1_YUyg_bg_Yw

Atlas tham chiếu tuổi xương theo Greulich & Pyle được sử dụng trong hệ thống MEDLATEC 

Khi quá trình cốt hóa không còn xảy ra, hình ảnh trên phim X quang cũng sẽ không còn khoảng sáng của sụn tăng trưởng. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ đã đến giai đoạn các sụn tăng trưởng biến thành xương, không thể phát triển chiều cao thêm nữa. Thông qua cách tính tuổi xương có thể giúp bố mẹ biết khi nào các biện pháp làm tăng chiều cao cho trẻ còn có thể phát huy tác dụng. Phương pháp xác định tuổi xương còn được dùng để phát hiện nguyên nhân và theo dõi một số triệu chứng nhất định, cũng như ứng dụng lĩnh vực pháp y.

X quang tuổi xương là phương pháp được sử dụng phổ biến để tính tuổi xương của trẻ em. Phương pháp này dễ thực hiện với chi phí thấp và phù hợp với nhiều giai đoạn phát triển của trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn tồn tại một số hạn chế liên quan vì vậy hãy đến ngay MEDLATEC để được tư vấn và lựa chọn phương pháp tốt nhất. Hoặc hãy liên hệ với chúng tôi theo tổng đài: 1900 56 56 56 để được giải đáp và xếp lịch khám sớm nhất nhé!

KTV Nguyễn Huy Bách


Bài viết cùng chuyên mục