Khi nào cần chụp X quang đầu gối?

Ngày 05/10/2022

Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, con người thường xuyên gặp phải các vấn đề về chấn thương khớp, đau mỏi do thoái hóa, viêm khớp hay trầm trọng hơn là các bệnh lý như u xương, ung thư xương. Để phát hiện và khảo sát các vấn đề về xương khớp có rất nhiều phương pháp như X quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hay cộng hưởng từ (MRI), trong đó thì kỹ thuật chụp X quang được coi là phương pháp thăm khám đầu tiên, cơ bản và giúp bác sĩ có cái nhìn sơ lược về các tổn thương của xương khớp.

1. Chụp X quang đầu gối là gì?

Chụp X quang là kỹ thuật sử dụng tia X để chiếu qua cơ thể đến một tấm thu nhận và được máy tính xử lý để cho ra hình ảnh đen trắng hoàn chỉnh. Trước đây, các tấm thu nhận sẽ là một tấm phim nhựa màu xanh và được kỹ thuật viên ngâm trong các thùng dung dịch hóa học giúp hình ảnh dần dần hiện ra trên phim. Tuy nhiên, với khoa học kỹ thuật hiện đại ngày nay, tấm thu nhận X quang được thay thế bởi tấm cảm biến điện từ, có thể cho hình ảnh ngay lập tức, giúp tiết kiệm thời gian và bảo vệ môi trường.

Chụp X quang đầu gối giúp quan sát được các xương (chày, mác, xương bánh chè) và các tổn thương xương, giúp bác sĩ phát hiện và cho các chỉ định chuyên sâu tiếp theo tùy theo tổn thương (nếu có).

X quang khớp gối thẳng nghiêng

2. Chụp X quang đầu gối trong các trường hợp nào?​

Các tổn thương về khớp gối là rất hay gặp, vì thế việc nhận biết và đi kiểm tra kịp thời sẽ giúp hết đau đớn khi vận động, giảm thiểu được các biến chứng có thể xảy ra. Cần chụp X quang đầu gối trong các trường hợp sau:

Chụp X quang đầu gối hay được chỉ định nhất trong chấn thương giúp chẩn đoán gãy xương, xác định mức độ và tình trạng gãy để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Khi chấn thương bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng rắc khi gãy, sưng đau, vận động hạn chế và cảm thấy triệu chứng suy giảm khi nghỉ ngơi.

- Bệnh nhân sưng đau khớp gối không do chấn thương, đau nhức xương khớp vùng đầu gối nghi do thoái hóa, viêm khớp, tràn dịch.

- Cảm giác chân yếu khi đi lại, chân trụ không vững, khớp gối lỏng lẻo, nghe thấy tiếng lục khục khớp gối khi di chuyển.

- Bệnh nhân có tiền sử lao cảm thấy khó khăn khi di chuyển, sưng đau khớp gối nên đi chụp để xác định có lao xương hay không, nếu có thì ở giai đoạn nào.

- Bệnh nhân có nghi ngờ gout, tiền sử phẫu thuật chấn thương khớp gối.

- Trong một số trường hợp, các bệnh lý như u xương, chồi xương, bệnh lý xương lan tỏa được phát hiện tình cờ mà người bệnh không hề có triệu chứng gì, vì vậy chúng ta cần kiểm tra định kỳ, nhất là khi gia đình có tiền sử mắc các bệnh lý về xương khớp.

Bệnh lý u xương trên hình ảnh X quang khớp gối

3. Làm thế nào để bảo vệ khớp gối?

Khớp gối là khớp chịu lực lớn trong cơ thể khi chúng ta vận động, chính vì vậy mà con người thường xuyên gặp phải các vấn đề về khớp gối như chấn thương, trật khớp, thoái hóa, đau nhức, trong các trường hợp nặng nếu ta vẫn cố gắng vận động có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như di lệch xương, tràn dịch, đứt dây chằng, rách sụn chêm. Việc phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh, chính vì thế trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ta cần có các biện pháp giúp bảo vệ khớp gối, tránh các tổn thương không đáng có:

Chấn thương đầu gối hay gặp nhất trong hoạt động thể thao, vì thế khi chơi thể thao cần khởi động thật kỹ, trang bị đầy đủ đai quấn bảo vệ đầu gối và các khớp khác, tránh các va chạm nguy hiểm, nhất là khi đang di chuyển với tốc độ cao. Khi mới chơi thể thao cần có người hướng dẫn, không tập quá nặng, quá sức, sai tư thế.

Đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây ra các tổn thương về khớp gối đó là tai nạn giao thông, nhẹ có thể gây gãy xương, trật khớp, nặng có thể gây đứt hoàn toàn dây chằng chéo, rách sụn chêm, đụng dập cơ, mạch máu. Do vậy khi tham gia giao thông cần đề cao sự an toàn là trên hết, chấp hành luật lệ giao thông, khi không may bị tai nạn có nghi ngờ tổn thương vùng đầu gối, cần hạn chế di chuyển, cố định xương và gọi cấp cứu hoặc đi tới cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được sơ cứu, chụp chiếu giúp tránh các tổn thương nặng và biến chứng nguy hiểm.

Trong sinh hoạt, chấn thương đầu gối hay gặp do các nguyên nhân như trượt chân, ngã từ trên cao, bước hụt cầu thang, bê vác vật nặng,... để hạn chế các tổn thương có thể gặp phải chúng ta cần mặc bảo hộ khi leo trèo cao, đeo đai hỗ trợ vùng đầu gối và thắt lưng, bê vác đồ vật đúng tư thế, di chuyển cẩn thận, nhẹ nhàng.

Đeo đai bảo vệ gối khi chơi thể thao giúp tránh các tổn thương khớp gối

4. Chụp X quang đầu gối ở đâu?

Hiện nay, tại khu vực Hà Nội có rất nhiều các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, trong đó nổi lên về cả quy mô, chất lượng dịch vụ là bệnh viện đa khoa MEDLATEC với 3 cơ sở khám chữa bệnh khang trang tại Hà Nội và hàng chục các chi nhánh lấy máu tại nhà sẽ giúp người bệnh có nhiều lựa chọn, hạn chế đi lại và rút ngắn thời gian khám chữa bệnh. Bệnh viện MEDLATEC đã trang bị hệ thống chụp X quang kỹ thuật số (DR) vô cùng hiện đại, nhanh chóng với chất lượng hình ảnh sắc nét, bên cạnh đó là hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy(CT) và máy chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla (MRI) sẽ giúp chẩn đoán xác định nhiều bệnh lý khó phát hiện, giúp ích cho điều trị sau này.

Phòng khám Đa khoa MEDLATEC tại Thanh Xuân- Hà Nội

Tóm lại, chụp X quang đầu gối là kỹ thuật đơn giản, chi phí rẻ, nhanh chóng và vô cùng an toàn với người bệnh, giúp chẩn đoán sơ lược các bệnh lý về xương khớp. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với trang bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa xương khớp giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề chắc chắn sẽ mang lại cảm giác yên tâm cho bệnh nhân khi đến thăm khám tại đây. Mọi chi tiết xin liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể và đặt lịch khám kèm theo rất nhiều các khuyến mại giảm giá.

KTV Nguyễn Thành Lộc


Bài viết cùng chuyên mục