Khi nào cần siêu âm khớp vai?
Hiện nay đau khớp vai là bệnh khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Nhờ độ phân giải cao, hình ảnh thu được tức thì nên siêu âm được coi là một phương pháp hiệu quả để khám, chẩn đoán, theo dõi các bệnh liên quan đến khớp vai. Tuy nhiên siêu âm khớp vai là một kỹ thuật khó, đòi hỏi không chỉ bác sĩ, kỹ thuật viên mà ngay cả bệnh nhân và người nhà cũng nên tìm hiểu.
1. Tìm hiểu về chứng bệnh đau khớp vai
Khớp vai là một cơ quan quan trọng của cơ thể, là khớp giữa ổ chảo và chỏm xương cánh tay, nối giữa chi trên với phần thân người, giúp chúng ta thực hiện các động tác một cách dễ dàng.
Đau khớp vai là triệu chứng liên quan đến bệnh lý của: cơ, xương, dây chằng, bao khớp. Tuy đau khớp vai không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó làm hạn chế sinh hoạt hằng ngày, các cử động sẽ trở nên khó khăn, làm xáo trộn cuộc sống của người bệnh.
Đau khớp vai tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày
Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, tuy nhiên những người sau 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Phụ nữ cũng được chẩn đoán mắc bệnh này nhiều hơn so với đàn ông. Tầm 30 tuổi trở đi, phụ nữ đã bắt đầu có hiện tượng thoái hóa xương khớp, nhất là thời kì sau khi mãn kinh. Do đó mà làm giảm công năng của các tế bào xương, hạn chế hấp thu canxi cùng các vitamin đi kèm, làm ảnh hưởng đến cấu trúc của xương, sụn mỏng, mất dần tính đàn hồi, các khớp đau nhức, tê, mỏi, sưng tấy,…
Những người bị dị dạng về khớp, béo phì, người gặp chấn thương ở khớp vai, gãy xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai,… Người khi còn trẻ lao động nặng liên tục, những người thường xuyên mang vác nặng, người làm những công việc cần giơ tay cao như: thợ trát trần nhà, thợ quét sơn, thợ điện,… đều có nguy cơ bị đau khớp vai.
Đối với những người bị viêm khớp mãn tính, người mắc bệnh tiểu đường, bệnh ở phổi và lồng ngực, người có tiền sử đột quỵ não hay các chứng bệnh liên quan đến não,… thì nên đề phòng bệnh đau khớp vai.
2. Vì sao nên chọn siêu âm khớp vai?
Trong các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thì siêu âm đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán các chấn thương mô mềm, rách hay bong gân, cơ. Bằng cách sử dụng sóng âm, siêu âm sẽ xây dựng và tái tạo hình ảnh của các cấu trúc bên trong cơ thể. Ngày nay, siêu âm là một phương pháp cận lâm sàng hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong khám và điều trị bệnh, phát hiện kịp thời các chấn thương cũng như các bệnh lý khác có liên quan.
Rất nhiều tổn thương cần siêu âm khớp vai mới phát hiện được
Những ưu điểm của phương pháp siêu âm khớp vai:
- Độ phân giải hình ảnh cao, đưa hình ảnh tức thì cho phép xác định chính xác các tổn thương ở các mô mềm quanh khớp.
- Chi phí cho việc siêu âm không cao, tiện lợi và sẵn có. Có thể khảo sát động và so sánh đối xứng.
- Siêu âm cũng giúp đánh giá khá chính xác vị trí và kích thước của các cấu trúc quanh khớp, nhanh chóng phát hiện ra các trường hợp bị dị dạng, sai lệch, sưng tấy,…
- Siêu âm giúp phân biệt nhiều biểu hiện khác nhau của các bệnh lý khớp vai: dịch tụ dưới các lớp dây chằng, độ dày mỏng của túi hoạt dịch, tụ dịch quanh đầu dây gân nhị đầu,… từ đó đưa ra các chẩn đoán chính xác bệnh lý đang mắc phải hoặc các giai đoạn khác nhau của bệnh.
Đối với siêu âm khớp vai, bệnh nhân không cần phải chuẩn bị bất cứ điều gì cũng không gây đau đớn. Siêu âm không liên quan đến bức xạ nên bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn.
3. Khi nào cần siêu âm khớp vai?
Để hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị, các trường hợp sau bác sĩ sẽ cho chỉ định siêu âm khớp vai:
- Bệnh nhân đau nhức vùng vai, đau từng cơn sau đó tăng dần hoặc đau nhói, nhất là khi thời tiết thay đổi sẽ đau nhiều hơn.
- Khi vùng vai bị va chạm hoặc kéo dãn sẽ gây đau.
- Khó khăn khi cử động cánh tay.
- Đè vào khớp vai thì tại điểm đè sẽ bị đau.
- Các cơ xung quanh vai bị co rút hoặc bị teo.
- Khớp vai bị chấn thương
- Sau khi phẫu thuật khớp vai.
- Khớp vai bị dị dạng.
- Kiểm tra dây chằng quanh khớp.
- Khớp vai bị sưng.
- Các vấn đề liên quan đến phát triển và dị tật bẩm sinh.
- Trường hợp bác sĩ nghi ngờ có khối u,tràn dịch ổ khớp, viêm khớp, viêm bao dịch hoàn, lắng đọng tinh thể, có dị vật,…
Nếu cảm thấy đau nhức vùng vai, đau từng cơn sau đó tăng dần hoặc đau nhói thì nên đi siêu âm khớp vai
Ngoài ra, trong điều trị bệnh, siêu âm còn hỗ trợ cho các bác sĩ trong trường hợp hút dịch từ các ổ khớp hay sinh thiết.
Với kỹ thuật siêu âm khớp vai, thông thường bạn sẽ được sử dụng:
-
Dùng máy siêu âm với đầu dò tần số cao.
-
Các mặt cắt dọc, ngang bao gân và dây chằng để đánh giá khớp vai.
-
Thực hiện di chuyển các mặt cắt trên theo chiều từ trên xuống dưới và từ trước ra sau.
So với nhiều bệnh thì đau khớp gai không gây ra biến chứng tức thì, không gây nguy hiểm tính mạng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên việc chủ quan để bệnh kéo dài sẽ gây khó khăn trong điều trị cũng như dẫn đến các biến chứng khó lường về sau. Trường hợp nặng nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến liệt khớp vai. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến việc đau khớp vai thì nên đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn.
Với bệnh lý ở khớp vai của mình, bạn nên đi khám ở đâu để có kết quả chẩn đoán siêu âm khớp vai chính xác? Một địa chỉ siêu âm đáng tin cậy, được nhiều người ưu tiên lựa chọn hiện nay phải kể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ thăm khám, chăm sóc sức khỏe tốt nhất hiện nay. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề, cùng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, thủ tục và quy trình khám đơn giản, nhanh chóng, MEDLATEC tự tin sẽ là một nơi đáng tin cậy dành cho bạn khi có nhu cầu kiểm tra sức khỏe.
Bác sĩ Trần Văn Thụ