Những điều cần biết trước khi chụp MRI ổ bụng
Để phát hiện nhanh chóng và chính xác các tổn thương hoặc bất thường trong ổ bụng thì việc thực hiện chụp MRI ổ bụng là cần thiết. Phương pháp này hiện đang được đánh giá cao vì những ưu điểm mà nó sở hữu trên phương diện chẩn đoán hình ảnh. Nếu bạn chưa hiểu rõ về MRI ổ bụng thì chớ nên bỏ qua những thông tin dưới đây bởi biết đâu sẽ có lúc bạn cần đến.
1. Chụp MRI ổ bụng nên thực hiện khi nào?
1.1. Dấu hiệu cảnh báo cần chụp MRI ổ bụng
Khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường dưới đây xuất hiện trong một thời gian dài thì cần suy nghĩ đến phương án đi chụp cộng hưởng từ ổ bụng:
- Bụng bị đau mà không rõ nguyên nhân, có nhiều mức độ đau từ âm ỉ đến dữ dội, đau lan tỏa từ bụng ra tới phía sau lưng, đau theo chu kỳ.
- Đau bụng kèm theo một số biểu hiện khác như da tái, buồn nôn, cảm giác vật vã, ăn không ngon miệng, sốt, vàng da, sút cân, nhợt niêm mạc,...
- Ấn nhẹ vào vùng rốn thấy đau hoặc đau khắp vùng bụng, bụng chướng lên.
- Đang mắc các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ,...
Để biết chính xác các dấu hiệu này có nên chụp MRI ổ bụng hay không bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám, nếu thấy cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định chụp. Trong nhiều trường hợp, sự kết hợp của chụp MRI và một số phương pháp khác sẽ giúp chẩn đoán chính xác vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải.
Đau bụng kéo dài nên thăm khám xem có nên chụp MRI ổ bụng không
1.2. Chỉ định MRI ổ bụng dành cho ai?
MRI ổ bụng được chỉ định cho những trường hợp sau:
- Bị chấn thương vùng bụng;
- Khó tiểu hoặc không tiểu được, tiểu nhiều, tiểu ra máu, nước tiểu sẫm màu;
- Sưng phù, ngứa, phát ban, chảy nước ở mặt hoặc tay chân;
- Mắc các bệnh lý đường mật, lá lách, gan, tụy;
- Mắc các bệnh lý bẩm sinh về động mạch chủ bụng như phồng động mạch, hẹp động mạch, thông động tĩnh mạch,…;
- Cần theo dõi tiến triển sau xử lý u, sỏi, phẫu thuật viêm ruột thừa, ghép tạng, ung thư;
- Có khối u vùng bụng;
- Tầm soát, phát hiện sớm ung thư tại các cơ quan trong ổ bụng;
- Đánh giá bất thường tại phúc mạc, niệu quản.
2. Ý nghĩa của chụp MRI ổ bụng
Chụp MRI ổ bụng bao gồm các tạng trong ổ bụng. Tính đến thời điểm này thì đây là phương pháp giúp chẩn đoán và phát hiện những bệnh lý trong ổ bụng không xâm lấn, tiên tiến, an toàn và có độ chính xác cao nhất bởi:
- Chụp MRI có thể khảo sát được nhiều mặt cắt nhưng vẫn cho hình ảnh sắc nét, chi tiết, có độ phân giải cao về các bộ phận cần chụp, nhờ đó mà bác sĩ có căn cứ để đánh giá chi tiết các tổn thương, các chức năng hoạt động cũng như cấu trúc của nhiều cơ quan bên trong ổ bụng;
- Chụp cộng hưởng từ ổ bụng là một kỹ thuật tiên tiến liên quan đến nhiều chuỗi xung, có quy trình được sửa đổi và cải thiện liên tục. Thực tế ứng dụng phương pháp này đã được chứng minh được tính hữu ích của nó trong phát hiện, đánh giá mức độ và theo dõi bệnh lý tại ổ bụng;
- So với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp CT cắt lớp, X-quang, siêu âm thì trong rất nhiều trường hợp, chụp MRI ổ bụng cho kết quả chính xác hơn nhiều;
- Có thể áp dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau;
- Quá trình chụp không sử dụng tia xạ nên an toàn, không xâm lấn.
Hình ảnh thu được sau khi chụp MRI ổ bụng có độ nét cao, chi tiết
3. Chuẩn bị của người bệnh trước khi chụp MRI ổ bụng
Trước khi chụp MRI ổ bụng người bệnh cần:
- Lắng nghe kỹ mọi giải thích từ bác sĩ hoặc chuyên viên kỹ thuật để phối hợp tốt với họ nhằm mang lại kết quả chụp tốt nhất;
- Được kiểm tra chống chỉ định;
- Có giấy yêu cầu chụp của bác sĩ chuyên khoa với hồ sơ bệnh án đầy đủ hoặc chẩn đoán rõ ràng;
- Thay quần áo (nếu cần) và tháo bỏ các vật dụng chống chỉ định;
- Dùng thuốc đối quang đường uống hoặc thụt qua đường hậu môn nếu được bác sĩ yêu cầu.
4. Quy trình chụp MRI ổ bụng tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Mặc dù hiệu quả mà chụp MRI mang lại là không thể phủ nhận nhưng tính chính xác của kết quả chụp MRI ổ bụng như thế nào phụ thuộc khá nhiều vào loại máy thực hiện kỹ thuật này. Đơn vị tính nói lên độ chính xác của MRI là Tesla. Khi mới ra đời, máy MRI chỉ có 0.3 - 0.5 Tesla nên độ chính xác yếu nhưng nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, đến nay máy MRI có độ mạnh dao động từ 1. 5 - 3 Tesla. Mặc dù máy có độ mạnh đến 7 Tesla đã được sản xuất nhưng chưa được thương mại hóa nên phạm vi sử dụng còn rất hạn chế. Người bệnh có thể chụp ổ bụng ở những máy có độ mạnh trong khoảng 1.5 - 3 Tesla là tốt nhất.
Yên tâm chụp MRI ổ bụng tại MEDLATEC với bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong số rất ít cơ sở y tế tư nhân ở nước ta đang sử dụng máy SIGNA Explorer 1.5 Tesla sản xuất bởi GE tại nhà máy của Hoa Kỳ. Máy này sở hữu khối từ siêu dẫn với độ đồng nhất từ trường cao nhất trong các dòng sản phẩm 1.5 Tesla nên giảm thiểu tối đa tiếng ồn, thời gian chụp nhanh chóng mà vẫn cho kết quả có độ chính xác cao.
Quy trình chụp cộng hưởng từ tại MEDLATEC diễn ra chuyên nghiệp với các bước sau:
- Bước 1: Bệnh nhân đặt lịch hoặc đăng ký chụp cộng hưởng từ tại quầy lễ tân.
- Bước 2: Bệnh nhân di chuyển đến phòng chụp MRI.
- Bước 3: Bệnh nhân vào phòng chụp thay đồ, lắng nghe hướng dẫn từ chuyên viên kỹ thuật của phòng chụp.
- Bước 4: Bệnh nhân tiêm thuốc cản quang (nếu được yêu cầu) và thực hiện chụp cộng hưởng từ ổ bụng.
- Bước 5: Bệnh nhân chờ nhận kết quả chụp.
- Bước 6: Bác sĩ đọc kết quả và tư vấn phác đồ điều trị (nếu có).
Toàn bộ quá trình chụp cộng hưởng từ ổ bụng chỉ diễn ra trong khoảng 20 phút, nhẹ nhàng và thoải mái. Với quy trình chụp MRI này có thể thấy mọi thao tác được diễn ra hết sức đơn giản và chuyên nghiệp, giúp người bệnh tiết kiệm tối đa thời gian. Không những thế, đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm và giỏi về chuyên môn của MEDLATEC sẽ trực tiếp đọc kết quả nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về chụp MRI ổ bụng các bạn có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và giải đáp chi tiết hơn.
Bác sĩ Nguyễn Công Duy