Các bệnh lý mạn tính về cột sống ở người làm hành chính văn phòng

Ngày 03/08/2023

Ở nước ta, tỷ lệ dân hành chính văn phòng gặp phải các vấn đề về cột sống như đau mỏi, thoái hóa, trượt đốt sống, thậm chí thoát vị đĩa đệm là không hề nhỏ, đáng chú ý hơn, phần lớn trong số đó đều là những người trẻ tuổi. Do ở độ tuổi còn trẻ nên khi có các triệu chứng về cột sống thì những người này thường chủ quan và không đi thăm khám mà đâu nghĩ rằng mình đã mắc các bệnh lý nghiêm trọng về cột sống đĩa đệm. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về các bệnh lý của cột sống thường gặp ở dân văn phòng và cách chẩn đoán cũng như phòng ngừa những bệnh lý này.

1. Cấu tạo, chức năng của cột sống trong cơ thể người

Cột sống người có hình thái cong giống hình chữ S, được cấu tạo từ 32-34 đốt sống (7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 sốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 3-5 đốt sống cụt). Tuy được cấu tạo từ nhiều các đốt sống riêng lẻ liên kết với nhau nhưng cột sống người lại cực kỳ linh hoạt, dẻo dai, giúp chúng ta vận động một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển. Điều này có được là nhờ các dây chằng liên kết giữa các đốt sống có tính đàn hồi cao và giữa các đốt sống có đĩa đệm đóng vai trò như một miếng đệm cao su hấp thụ các chấn động, giúp cột sống tránh được các chấn thương khi chúng ta vận động.

Hình ảnh mô tả cột sống người

Cột sống có rất nhiều chức năng trong cơ thể, có thể kể đến như:

- Chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể, đầu và 2 cánh tay, giúp chúng ta vận động theo các hướng khác nhau một cách linh hoạt, uyển chuyển

- Cột sống liên kết với nhau giúp bảo vệ tủy sống và các dây thần kinh 

- Các dây chằng, đĩa đệm giúp hấp thụ bớt các chấn động và giảm xóc khi chúng ta vận động, tránh bị chấn thương xương và bảo vệ các cơ quan khác

- Cấu tạo cong tự nhiên hình chữ S của cột sống có tác dụng giúp chúng ta duy trì thăng bằng và sự ổn định của cơ thể

 2. Các nguyên nhân gây ra bệnh lý ở cột sống đối với dân văn phòng

- Ngồi sai tư thế: do đặc thù công việc mà dân văn phòng phải ngồi rất nhiều giờ liền trước máy tính nên áp lực lên cột sống là rất lớn dễ gây đau mỏi, đau cơ, hoạt động sai tư thế, lâu ngày dẫn đến cong vẹo cột sống. Đồng thời, khi ngồi quá lâu có thể dẫn đến tình trạng căng cơ, chuột rút gây mệt mỏi và đau nhức vùng cột sống.

- Ít vận động: dân văn phòng ít khi phải vận động và di chuyển trong khi làm việc, cộng với việc ngồi nhiều và hạn chế tham gia các hoạt động thể chất làm cho cơ bắp không được hoạt động, ảnh hưởng rất xấu đến các khớp xương. Hơn thế, làm việc trong phòng lạnh và ít ra ngoài trời khiến những người làm văn phòng dễ bị loãng xương do thiếu hụt vitamin D.

- Thừa cân, béo phì: chế độ ăn uống, ngủ nghỉ không lành mạnh, hợp lý, hay sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn vặt, lạm dụng đồ uống có ga, nhiều chất béo dẫn đến tình trạng béo phì không khó bắt gặp ở những người làm hành chính văn phòng. Khi trọng lượng cơ thể tăng lên làm tăng áp lực lên cột sống và các khớp, khiến cơ thể trở nên nặng nề và lười vận động. 

Người làm văn phòng rất dễ mắc các bệnh lý về cột sống do đặc thù công việc

3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh lý cột sống 

- Chụp x quang cột sống: phương pháp này giúp chẩn đoán các bệnh lý về xương cột sống như cong vẹo, thoái hóa, lún xẹp thân đốt sống. Chụp x quang được sử dụng rất rộng rãi khi có nghi ngờ các bệnh lý của cột sống do thời gian chụp nhanh, an toàn, chính xác và chi phí một lần chụp khá rẻ.

- Chụp cắt lớp vi tính (CT): kỹ thuật này được chỉ định rất nhiều trong khám chữa bệnh ngày nay, nhất là trong bệnh cảnh chấn thương cột sống. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính cột sống là các lát cắt ngang qua toàn bộ vùng cột sống với lát cắt chỉ vài milimet, hơn thế, máy tính có thể tái tạo hình ảnh trên nhiều mặt phẳng khác nhau. Phương pháp này giúp chẩn đoán cong vẹo, lún xẹp đốt sống, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm một cách rất chi tiết và chính xác.

Hình ảnh chụp CT cột sống thắt lưng

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): đây là kỹ thuật không còn xa lạ đối với nhiều người bệnh, được ứng dụng rất nhiều trong đánh giá, chẩn đoán các bệnh lý của cột sống. Hình ảnh chụp MRI có thể quan sát rất rõ nét về đốt sống, đĩa đệm, dây chằng, mạch máu và phần mềm xung quanh cột sống, từ đó giúp các bác sĩ phát hiện các bất thường. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là không sử dụng tia xạ nên rất an toàn với người bệnh, bên cạnh đó, hình ảnh chụp MRI có độ tương phản về mô mềm cực kỳ tốt mà khó kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nào hiện nay có được.

Hình ảnh chụp MRI toàn bộ cột sống

4. Cách phòng ngừa bệnh lý cột sống dành cho dân văn phòng

Để tránh gặp phải các vấn đề về cột sống và giúp năng cao chất lượng cuộc sống, những người làm việc trong môi trường văn phòng nói riêng và mọi đối tượng người bệnh khác nói chung cần chú ý:

  • Ngồi đúng tư thế khi làm việc, có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ cột sống khi ngồi.
  • Cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, không lạm dụng đồ ăn nhanh, giàu chất béo hay đồ uống có ga.
  • Chịu khó tập thể dục, không nên ngồi quá lâu một tư thế, trung bình 30 phút đến 1 tiếng cần thay đổi tư thế hoặc đứng dậy vận động một chút để các cơ và khớp xương được thư giãn. 
  • Để chân tay thoải mái khi ngồi, tránh tỳ đè trong thời gian dài.
  • Có thể sử dụng bàn phím và chuột rời nếu sử dụng laptop để giúp tư thế làm việc thoải mái hơn.

 

Chụp cộng hưởng từ tại Hệ thống Y tế MEDLATEC

Hiện nay, tại hệ thống MEDLATEC đã trang bị đầy đủ hệ thống máy siêu âm tiên tiến, máy chụp MSCT đa dãy và máy chụp cộng hưởng từ 1.5Tesla hiện đại của Mỹ, giúp ích rất nhiều trong tầm soát và chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau. Các cơ sở khám chữa bệnh chất lượng cao của Medlatec tại Hà Nội:

Cơ sở 1: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội 

Cơ sở 2: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội

Cơ sở 3: 5 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 4: 2/82 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

Quý khách hàng hãy đặt lịch trước để chủ động thời gian qua các hình thức dưới đây:

Tổng đài: 1900 56 56 56 hoặc 0846 248 000

Website: https://medim.vn

Email: [email protected]

Tải ứng dụng y tế MyMedlatec để quản lý sức khỏe tại: https://mymedlatec.medon.vn/app

 


Bài viết cùng chuyên mục