Chụp X quang là gì? Khách hàng cần lưu ý gì khi sử dụng dịch vụ này

Ngày 30/08/2022

Trong chẩn đoán hình ảnh, chụp X quang là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp phát hiện và điều trị bệnh. Thông qua phương pháp này sẽ giúp các bác sĩ quan sát được các bộ phận bên trong cơ thể người bệnh, từ đó chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

1. Chụp X quang là gì?

Chụp X quang hay còn gọi là chụp X-ray là việc sử dụng thiết bị chuyên dụng có khả năng phát ra các chùm tia X có bức xạ cao. Các tia X này đi xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch trong cơ thể người bệnh để chụp lại hình ảnh các bộ phận bên trong như: tim, phổi, xương cột sống, các mạch máu... Từ các hình ảnh thu được khi chụp X quang, bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán bệnh lý chính xác hơn.

Chụp X quang là một chỉ định quan trọng giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh về vấn đề xương khớp.

Chụp X quang giúp khắc phục những khó khăn của bác sĩ khi không nhìn thấy những dấu hiệu bất thường từ các phương pháp khám bằng mắt thông thường. Kỹ thuật này sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm các bệnh, từ đó đưa ra phương án điều trị kịp thời cho bệnh nhân.

Chụp X quang tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

2. Khách hàng cần lưu ý gì khi sử dụng dịch vụ này

* Tác dụng của tia X đối với cơ thể

 Tuỳ theo mức năng lượng bức xạ, thời gian chiếu xạ, liều xạ, đối tượng chiếu xạ sẽ xuất hiện các hiệu ứng khác nhau. Các hiệu ứng được chia làm hai loại theo thời gian biểu hiện cuả các hiệu ứng này:

 - Hiệu ứng sớm (cấp tính): Là biểu hiện xảy ra khi cơ thể bị chiếu xạ với mức liều lớn( >500mSv). Các biểu hiện bệnh do bức xạ gây ra sẽ xuất hiện sau khoảng thời gian ngắn. Các biểu hiện này xuất hiện đầu tiên tại những cơ quan có tế bào nhạy cảm với bức xạ như:

+ Máu và cơ quan tạo máu

+ Hệ tiêu hoá

+ Da

 - Hiệu ứng muộn:

+ Hiệu ứng sinh thể

+ Hiệu ứng di truyền

* Ảnh hưởng đến trẻ em

 Chụp X-quang nhiều lần, tần suất các lần gần nhau có thể làm bỏng da của trẻ, rụng tóc do bị phơi nhiễm tia X. 

 Với những trẻ mắc các bệnh tim phức tạp như tim bẩm sinh, suy hẹp van tim… khi chụp X quang nhiều sẽ tiếp xúc với liều lượng phóng xạ tích lũy lớn, có nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư suốt đời cao hơn trẻ có sức khỏe bình thường.

Với mức độ phơi nhiễm từ 5 rad (rad đơn vị đo liều lượng bức xạ) trở xuống thì hoàn toàn không ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh. Đặc biệt, tia X trong chẩn đoán y khoa liều lượng bức xạ rất thấp, thấp hơn nhiều lần so với mức gây hại cho con người.

* Ảnh hưởng đến người cao tuổi

Tuỳ theo mức năng lượng bức xạ, thời gian chiếu xạ, liều xạ, đối tượng chiếu xạ sẽ xuất hiện các hiệu ứng khác nhau.

- Nguy cơ ung thư.

- Bỏng da.

Tuy nhiên nguy cơ ở người cao tuổi thấp hơn rất nhiều so với trẻ em.

* Ảnh hưởng đến phụ nữ có thai

Theo các nghiên cứu cho thấy, nếu thai nhi nhiễm liều bức xạ từ 2-6 rad sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư về sau, với liều bức xạ từ 5-6 rad thai nhi có thể có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.

Tia X trong chẩn đoán hầu như không làm gia tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh thai nhi tuy nhiên cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia X trong thời kỳ mang thai. Khi có chỉ định chụp X quang cần thông báo cho bác sĩ về thai kỳ của mình.

Khi nhận liều xạ quá cao thai nhi có nguy cơ:

- Từ 0-1 tuần thai: tia X có thể làm chết phôi.

- Từ 2-7 tuần thai: tia X có thể gây dị dạng, thai nhi chậm phát triển, nguy cơ mắc ung thư.

- Từ 8-40 tuần: tia X có thể gây dị dạng, thai nhi chậm phát triển, trì trệ và có nguy cơ bị ung thư.


Bài viết cùng chuyên mục