Phương pháp chẩn đoán và phòng ngừa cong vẹo cột sống ở trẻ

Ngày 29/09/2023

Cong vẹo cột sống là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ em hiện nay, nhất là trong độ tuổi đang còn đi học, thậm chí căn bệnh này đã trở thành nỗi lo của nhiều gia đình vì tầm vóc của con em mình bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Rất nhiều các phương pháp và dụng cụ hỗ trợ giảm thiểu mức độ cong vẹo đã ra đời, tuy nhiên các bậc phụ huynh cần có kiến thức đầy đủ về căn bệnh này để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, tránh “tiền mất tật mang”. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị căn bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ qua bài viết sau đây.

Cong vẹo cột sống là gì?

Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị uốn cong sang một bên (trái, phải) hoặc trước sau và mất đi đường cong sinh lý bình thường. Ở trẻ em hay thanh thiếu niên, cột sống thường cong vẹo hình chữ S hay chữ C, các trường hợp nặng có thể nhìn thấy rất rõ nét cột sống của trẻ bị biến dạng từ phía sau. Vùng cột sống hay bị cong vẹo ở trẻ là cột sống ngực và thắt lưng.

Hiện nay, tỷ lệ trẻ ở độ tuổi teen bị cong vẹo cột sống đang có xu hướng gia tăng nhanh và nhiều trường hợp nặng cần can thiệp điều trị, trung bình cứ 25 trẻ thì có một trẻ bị cong vẹo cột sống, trẻ gái mắc nhiều hơn trẻ trai.

Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống ở trẻ

- Bẩm sinh: là dạng vẹo cột sống xuất hiện ngay từ khi trẻ được sinh ra, mức độ cong vẹo sẽ tăng lên khi trẻ lớn, đây là nguyên nhân khá hiếm gặp (tỷ lệ 1/10.000). Các nguyên nhân gây ra dạng vẹo cột sống bẩm sinh này là:

+ Hình thành đốt sống không hoàn chỉnh: trong quá trình hình thành cột sống, một phần đốt sống không phát triển hoàn thiện tạo thành các “điểm yếu” của cột sống, các đốt sống này trở nên tồi tệ hơn khi trẻ lớn lên.

+ Khống tách đốt sống: ban đầu trong thời kỳ bào thai, cột sống là một cấu trúc duy nhất và sau đó tách thành các đốt sống riêng biệt, trong một số trường hợp bất thường, các đốt sống không phân tách hoàn toàn gây khó khăn trong quá trình phát triển xương của trẻ.

- Tư thế ngồi học hay đứng không đúng: vai lệch sang một bên, vặn vẹo hoặc cúi quá thấp.

- Bàn ghế ngồi học có kích thước không phù hợp với chiều cao và tầm vóc của trẻ.

- Trẻ có thói quen đeo cặp chéo hoặc đeo một bên vai gây tác động tiêu cực đến cột sống.

- Do phải làm việc chân tay, bê vác vật nặng thường xuyên.

- Còi xương, suy dinh dưỡng,

- Lao cột sống, chấn thương, bại liệt.

cong vẹo cột sống ở trẻ em

Cần nhận biết chính xác về các dấu hiệu trẻ bị cong vẹo cột sống

Dấu hiệu trẻ bị cong vẹo cột sống

Hầu hết các trường hợp trẻ em và thanh thiếu niên bị vẹo cột sống nhẹ đều không có triệu chứng nào và rất khó phát hiện, các bậc phụ huynh có thể quan sát các dấu hiệu nghi ngờ qua tư thế ngồi, đi đứng, vận động của con em mình. Các dấu hiệu nghi ngờ bao gồm:

  • Hai vai không bằng nhau, lệch sang một bên
  • Đầu trẻ lệch sang một bên thay vì ở chính giữa
  • Hai hông cao không bằng nhau
  • Một bên khung xương sườn cao hơn bên còn lại khi trẻ cúi người
  • Một vài trường hợp nặng có thể quan sát rất rõ nét những thay đổi về hình dạng cột sống của trẻ dẫn đến khó khăn trong vận động, đau lưng, thậm chí là khó thở

Các phương pháp chẩn đoán cong vẹo cột sống ở trẻ

  • Thăm khám lâm sàng: các bác sĩ sẽ quan sát kỹ lưỡng tư thế của trẻ ở các hướng khác nhau khi đứng, ngồi, cúi gập hay ưỡn để chẩn đoán xem trẻ có nghi ngờ bị mắc cong vẹo cột sống hay không, sau đó sẽ lựa chọn các phương pháp chẩn đoán tiếp theo.
  • Chụp X quang: đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đơn giản, an toàn, nhanh chóng, giá thành rẻ nhưng đem lại hiệu quả chẩn đoán cực kỳ tốt đối với các trường hợp có cong vẹo cột sống. Chụp X quang giúp đánh giá và xác định mức độ cong vẹo cột sống bằng cách đo góc Cobb. Tùy theo giá trị của góc Cobb đo được và theo từng độ tuổi khác nhau để phân mức độ cong vẹo và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

cong vẹo cột sống ở trẻ em

Cách đo góc Cobb

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): phương pháp này tương tự như chụp X quang nhưng hiện đại và cải tiến hơn do có sử dụng thuật toán máy tính để tái tạo hình ảnh. Hình ảnh chụp CT là các lát cắt ngang qua bộ phận cần khảo sát và có thể tái tạo rất rõ nét trên nhiều mặt phẳng khác nhau giúp đánh giá cong vẹo cột sống và các bất thường khác của đốt sống, đĩa đệm, phần mềm,... một cách chi tiết và chính xác hơn so với chụp X quang thông thường.

cong vẹo cột sống ở trẻ em

Hình ảnh chụp X quang ở trẻ bị cong vẹo cột sống

Các phương pháp phòng ngừa cong vẹo cột sống cho trẻ

  • Tập cho trẻ thói quen ngồi thẳng lưng, không cúi mặt quá sát bàn học, tránh ngồi vặn vẹo hay lệch sang một bên.
  • Không đeo cặp, balo một bên vai, hạn chế đeo túi chéo.
  • Đi lại, vận động nhẹ nhàng, đúng tư thế, hạn chế bê vác vật nặng hoặc vận động quá sức.
  • Trang bị bàn học, ghế ngồi đúng với tầm vóc của trẻ.
  • Chú ý đến chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, nhất là trong thời kỳ dậy thì, cần bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi để giúp xương phát triển mạnh và chắc khỏe.

Medim - MEDLATEC

Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC

Nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho quý khách hàng về dịch vụ chẩn đoán hình ảnh công nghệ cao, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC thuộc Hệ thống y tế MEDLATEC đã trang bị máy chụp X quang kỹ thuật số (DR), máy chụp MRI GE 1.5 Tesla và máy Chụp cắt lớp vi tính MSCT 128 dãy hiện đại do các hãng máy uy tín trên thế giới cung cấp. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên tại MEDLATEC được đào tạo chuyên sâu tại các bệnh viện lớn của Việt Nam, rất giàu kinh nghiệm và luôn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khi thăm khám.

Để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như tình trạng bệnh lý của mình, Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các cơ sở hoặc liên hệ qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ:

Tổng đài: 1900 565656 | Hoặc: 0846 248 000

Website: medim.vn. 

Email: [email protected].

Địa chỉ cơ sởhttps://medlatec.vn/he-thong-medlatec-benh-vien

KTV Nguyễn Thành Lộc


Bài viết cùng chuyên mục