SIÊU ÂM TUYẾN NƯỚC BỌT

Ngày 25/08/2023

1. Giới thiệu

Là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được thực hiện trên máy siêu âm để chẩn đoán các bệnh lý ở tuyến nước bọt và các bệnh lý ở vùng cổ có liên quan.

2. Chỉ định thực hiện

- Chỉ định cho tất cả các trường hợp nghi ngờ có bệnh tuyến nước bọt và vùng cổ. Điển hình là các nhóm bệnh lý sau:

- Viêm tuyến nước bọt cấp, mạn tính.

- U tuyến nước bọt. Nghi ngờ sỏi ống tuyến nước bọt.

- Các trường hợp sưng đau vùng cổ, mang tai.

- Kiểm tra sức khỏe.

- Theo yêu cầu chuyên môn của bác sĩ khi điều trị.

3. Chống chỉ định: Không có chống chỉ định tuyệt đối.

4. Cách thức thực hiện

- Tư thế người bệnh: nằm ngửa, tay xuôi xuống chân, ngửa cổ, nếu cần có thể lấy gối đệm ở vai. Hỏi bệnh và tiền sử bệnh.

- Chọn đầu dò và chỉnh máy sang chương trình siêu âm tuyến giáp (Thyroid).

- Thoa gel lên vùng siêu âm.

- Thực hiện kỹ thuật siêu âm tuyến nước bọt mang tai và dưới hàm theo các lớp cắt có so sánh, đối chiếu hai bên, có thể kết hợp siêu âm Doppler màu. Đánh giá hạch cổ.

- In ảnh và đọc kết quả. Dừng máy ở chế độ nghỉ, lau đầu dò.

- Mời người bệnh ngồi dậy và ra ngoài phòng chờ kết quả.

5. Hình ảnh bình thường

Tuyến nước bọt mang tai Tuyến nước bọt dưới hàm

- Kích thước bình thường

- Nhu mô đều, không có khối, nốt khu trú

- Tưới máu tuyến bình thường. Ống tuyến không giãn, không có sỏi. Không có thâm nhiễm mỡ quanh tuyến, không có hạch bất thường lân cận.

6. Hình ảnh bệnh lý

- Thay đổi kích thước: tăng hay giảm kích thước, thiểu sản, bất sản.

- Bệnh lý lan tỏa hay khu trú, u hay viêm.

- Mức độ tưới máu trên siêu âm Doppler.

- Ống tuyến giãn, có sỏi ống tuyến.

- Thâm nhiễm tổ chức mỡ xung quanh. Hạch bất thường vùng cổ

7. Minh họa:

Viêm tuyến nước bọt mang tai

 


Bài viết cùng chuyên mục