Đặc điểm hình ảnh MRI của u nguyên bào thần kinh đệm

Ngày 25/03/2024

U nguyên bào thần kinh đệm là loại u được đánh giá là u phổ biến và ác tính nhất so với các loại u khác. Vì vậy, đây được coi mối nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và là một thách thức lớn đối với y khoa. Hiểu được nỗi lo của người bệnh, MEDLATEC xin cung cấp một số lưu ý và đặc điểm hình ảnh MRI của u nguyên bào thần kinh đệm. Hãy theo dõi bài viết này nhé!

1. U nguyên bào thần kinh đệm

Cấu tạo bộ não của con người được chia thành 2 phần chính đó là tế bào thần kinh chính thức hay còn gọi là neuron và tế bào thần kinh đệm. Trong đó, các tế bào thần kinh đệm là các tế bào có nhiệm vụ nâng đỡ và cung cấp dinh dưỡng, duy trì cân bằng trong tế bào, tạo thành lớp vỏ myelin giúp việc truyền dẫn tín hiệu trong hệ thần kinh trở nên dễ dàng hơn.

U nguyên bào thần kinh đệm là hình ảnh của một nhóm u tế bào thần kinh đệm được thu nhỏ lại. U nguyên bào thần kinh đệm được chia thành nhiều loại u khác nhau dựa vào những đặc điểm riêng biệt. Một trong những điểm nổi bật của u nguyên bào thần kinh đệm có tốc độ phát triển khá nhanh và thâm nhiễm vào nhu mô não.

Theo dữ liệu của Tổ chức theo dõi ung thư Mỹ (Cancer Brain Tumor Registry of the United States), tỷ lệ mắc mới của u nguyên bào thần kinh đệm là 3/100 000 người/năm, độ tuổi trung bình là 64 và gặp nhiều nhất ở độ tuổi 65-74. Tỷ lệ Nam giới mắc nhiều hơn nữ khoảng 1,5 lần.

 u nguyên bào thần kinh đệm

Hình ảnh u nguyên bào thần kinh đệm

Triệu chứng của u nguyên bào thần kinh đệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, giai đoạn, điều trị của bệnh nhân. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:

  • Người bệnh bị nhức đầu liên tục và trong một khoảng thời gian dài
  • Thị lực bị giảm sút
  • Một số bệnh nhân bị nôn
  • Người bệnh biếng ăn, mất cảm giác thèm ăn
  • Cảm xúc và tính tình thay đổi, dễ cáu gắt
  • Suy nghĩ và học tập cũng thay đổi
  • Xuất hiện những cơn co giật mới
  • Nói khó, mức độ truyền đạt thông tin bị giảm sút

2. Đặc điểm hình ảnh MRI của u nguyên bào thần kinh đệm

Để xác định cũng như chẩn đoán người bệnh có u nguyên bào thần kinh đệm hay không, bác sĩ thường tư vấn hai phương pháp phổ biến là chụp MRI và chụp CT. Trong đó, MRI được sử dụng phổ biến hơn vì một số đặc điểm nổi bật.

Chụp MRI là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh chuyên sâu có nhiều ưu điểm vượt trội. Chụp cộng hưởng từ hay còn gọi là phương pháp sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính để phác họa hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể con người.

Một trong những ưu điểm nổi bật của phương pháp này đó là bác sĩ có thể quan sát chi tiết mọi tế bào với nhiều góc cạnh khác nhau mà không cần xâm lấn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người chụp. Bên cạnh đó, hình ảnh của phương pháp này khá rõ nét và tỉ mỉ, chi tiết giúp bác sĩ có thể chẩn đoán của tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Hình ảnh của MRI thể hiện thay đổi vì môi trường điển hình cho quá trình phát triển của u nguyên bào thần kinh đệm. U có hình ảnh bắt thuốc tương phản mạnh ở ngoại vi và thường đi kèm vùng hoại tử trung tâm không bắt thuốc. Những yếu tố này kết hợp lại tạo ra những đặc điểm chỉ có ở u nguyên bào thần kinh đệm. Những đặc điểm này cực kỳ tương phản với nhu mô não bình thường khi phân tích về mặt mô học.

U nguyên bào thần kinh đệm thường phát triển rất nhanh và thường có biểu hiện yếu ứng choán chỗ, phù nề, xuất huyết, hoại tử và biểu hiện của tăng áp nội sọ. U nguyên bào thần kinh đệm khác với áp-xe não ở đặc điểm ap-xe não thường có khuếch tán bị giới hạn rõ rệt trên chuỗi xung DWI. Chuỗi xung FLAIR có thể giúp xác định mức độ phù nề quanh u.

Hình ảnh của MRI có thể hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán cũng như xác định vị trí, tình trạng của u nguyên bào thần kinh đệm. U nguyên bào thần kinh đệm hoặc phát sinh ngay từ đầu (u nguyên bào thần kinh đệm tiên phát) hoặc tiến triển từ u tế bào hình sao độ thấp hơn (u nguyên bào thần kinh đệm thứ cấp) thông qua nhiều lần biến đổi gen.

Một số đặc điểm của hình ảnh u nguyên bào thần kinh đệm trên các chuỗi xung được mô tả như sau:

  • T1:

- Giảm hoặc đồng tín hiệu so với chất trắng

- Tín hiệu trung tâm không đồng nhất (do hoại tử, xuất huyết trong u)

  • T1 có tiêm Gadolinium:

- Sau tiêm, u ngấm thuốc rất đa dạng nhưng hầu hết luôn xuất hiện:

- Ngấm thuốc ngoại vi không đều với thành phần dạng nốt.

- Xung quanh thường thấy hoại tử

  • T2/FLAIR:

- Tăng tín hiệu, phù quanh u

- Đôi khi thấy được tín hiệu dòng chảy trong u (flow void)

- Không có sự xuất hiện của T2/FLAIR mismatch

  • GE/ SWI:

- Giảm tín hiệu trong u trên T2* do sản phẩm giáng hóa của máu hay đôi khi là vôi hoá

- Viền giảm tín hiệu trong khối u do sản phẩm của máu:

+ Viền giảm tín hiệu không hoàn toàn và không đều (gặp trong 85% trường hợp có xuất hiện vòng này)

+ Hầu hết xuất hiện bên trong thành phần ngấm thuốc ngoại vi

+Không thấy xuất hiện dấu hiệu vòng đôi

  • DWI/ADC

- Thành phần đặc:

+ Tăng tín hiệu trên DWI phổ biến với thành phần đặc/ thành phần ngấm thuốc

+ Hạn chế khuếch tán thường ở mức trung bình tương tự như vùng chất trắng bình thường nhưng tăng hơn khi so sánh với vùng phù xung quanh (vùng phù là nơi tạo điều kiện cho sự khuếch tán, trong khi khối u lại hạn chế khuếch tán nên dễ dàng thấy khi so sánh 2 vùng này với nhau)

+ Giá trị ADC với thành phần đặc có khuynh hướng tương tự như chất trắng 745+/-135 x10^-6mm2/s

- Thành phần hoại tử/dạng nang:

+ Phần lớn >90% tạo đk cho khuếch tán (giá trị ADC cáo>1000x106-6mm2/s)

Ngoài ra có thể phối hợp với các chuỗi xung MRI đánh giá chuyên sâu cho những bệnh nhân có u và theo dõi điều trị như MRI phổ, MRI bó sợi thần kinh (DTI),...

 u nguyên bào thần kinh đệm

Hình ảnh hướng đến u nguyên bào thần kinh đệm của một bệnh nhân tại MEDLATEC

 u nguyên bào thần kinh đệm

Hình ảnh hướng đến u nguyên bào thần kinh đệm của một bệnh nhân tại MEDLATEC

3. Điều trị u nguyên bào thần kinh đệm

Hiện nay, phương pháp điều trị phổ biến là phẫu thuật, khi phẫu thuật xong thì xạ trị và hóa trị. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối u càng nhiều càng tốt không để cho khối u lan sang các tế bào bên cạnh. Tuy nhiên, phẫu thuật không thể loại bỏ được hết các khối khu bởi u nguyên bào thần kinh đệm thường được bao quanh bởi vùng di căn, nơi mà các tế bào ung thư sẽ xâm lấn sang các mô xung quanh.

Sau quá trình phẫu thuật, khi vết thương đã lành, xạ trị được bắt đầu. Xạ trị giúp tiêu diệt có chọn lọc những tế bào khối u còn lại sau phẫu thuật ở xung quanh mô não bình thường.

Quá trình xạ trị được chia thành nhiều lần khác nhau, mỗi lần có những liều lượng khác nhau và mỗi lần sẽ gây tổn thương cho cả mô khỏe mạnh và bình thường. Xạ phẫu là việc sử dụng hệ thống phát tia xạ đặc biệt để tập trung tia vào vị trí khối u trong khi hạn chế tối thiểu liều tia tới các vùng não lân cận.

Xạ phẫu có thể được sử dụng trong một số trường hợp u tái phát, trước khi xạ phẫu bệnh nhân thường sẽ nhận thêm thông tin từ các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp MRI hay PET. Phương pháp này thường rất ít khi dùng trong điều trị ban đầu cho u nguyên bào thần kinh đệm đa dạng.

 u nguyên bào thần kinh đệm

Phẫu thuật u nguyên bào thần kinh đệm được áp dụng đối với những khối u nhỏ, chưa lan rộng

Trên đây là những thông tin mà MEDLATEC muốn mang đến cho các khách hàng về đặc điểm hình ảnh MRI của u nguyên bào thần kinh đệm. Những thông tin này sẽ cụ thể hơn và rõ ràng hơn đối với từng bệnh nhân nếu bạn đến khám tại các cơ sở của MEDLATEC. Chúng tôi sẽ đưa ra những lời khuyên cũng như chẩn đoán tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ đến hotline: 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất nhé!

 Nguyễn Huy Bách


Bài viết cùng chuyên mục