Xung đột thần kinh mạch máu

Ngày 29/01/2024

1. Xung đột thần kinh mạch máu là gì?

Bộ não con người hoạt động như một máy tính lớn. Nó xử lý thông tin mà nó nhận được từ các giác quan và cơ thể, đồng thời gửi thông điệp trở lại cơ thể. Tuy vậy, bộ não có thể làm được nhiều hơn những gì một cỗ máy có thể làm. Con người suy nghĩ và trải nghiệm cảm xúc bằng bộ não của mình và nó là gốc rễ của trí thông minh con người.

Não bộ của con người chứa hàng tỷ tế bào thần kinh được sắp xếp có theo các mô hình, trình tự đặc biệt với mục đích phối hợp suy nghĩ, cảm xúc, hành vi, chuyển động và cảm giác của con người. Một hệ thần kinh phức tạp có thể kết nối não bộ của con người tới các bộ phận còn lại trên cơ thể, vì vậy, giúp con người xử lý các hành động trong tích tắc.

Ở người có tổng 12 đôi dây thần kinh sọ, các dây thần kinh này tách ra trực tiếp từ não, đối lập với các dây thần kinh gai tách ra từ tủy gai. Các dây thần kinh sọ được bao quanh bởi lớp myelin, nó giúp ngăn cách và chuyển hóa cho sợi trục. Các tế bào thần kinh đệm ít gai (oligodendroglia) tạo thành myelin trong hệ thần kinh trung ương, còn các tế bào Schwann tạo thành myelin trong hệ thần kinh ngoại vi. Vùng chuyển tiếp (transintin zone, TZ) giữa myelin trung ương và ngoại vi là một vùng giải phẫu dễ bị tổn thương cơ học, đây là vùng được quan tâm đặc biệt trong hội chứng xung đột thần kinh mạch máu.

Hình ảnh minh họa hội chứng xung đột thần kinh mạch máu

Hội chứng xung đột thần kinh mạch máu hay hội chứng mạch máu chèn ép thần kinh (Neurovascular Compression Syndrome – Neurovascular Conflict) được định nghĩa là các mạch máu tiếp xúc trực tiếp và gây nên kích thích cơ học đối với các dây thần kinh sọ. Các hội chứng xung đột thần kinh mạch máu phổ biến nhất là đau dây thần kinh sinh ba (chèn ép dây thần kinh sọ số V), co giật nửa mặt ( dây thần kinh sọ số VII), đau dây thần kinh tiền đình- ốc tai (dây thần kinh sọ số VIII, đau thần kinh lưỡi- hầu (dây thần kinh sọ số IX).

2. Các yếu tố gây xung đột thần kinh mạch máu

Có một vài yếu tố có thể gây ra những xung đột thần kinh mạch máu khi có tiếp xúc mạch máu- thần kinh:

- Các động mạch thường gây ra hội chứng chèn ép thần kinh hơn tĩnh mạch. Nguyên nhân là do động mạch đập và áp lực cao hơn tĩnh mạch.

- Vị trí giải phẫu chỗ tiếp xúc mạch máu- thần kinh cũng là một yếu tố có liên quan đến hội chứng xung đột thần kinh mạch máu.

3. Các triệu chứng ở người bệnh có hội chứng xung đột thần kinh mạch máu

Người mắc hội chứng xung đột thần kinh mạch máu thường không có triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên đa số những người mắc hội chứng xung đột thần kinh mạch máu thường có một số biểu hiện:

- Thường đau một bên mặt, lan dọc theo xương gò má, mũi, môi trên và các răng trên, lan dọc theo xương gò má, môi dưới và xương hàm dưới.

  • Co giật nửa mặt
  •  Mất thăng bằng, ù tai
  • Đau khi nhai, nuốt, ho, nói chuyện, ngáp hoặc hắt hơi

 

Hình ảnh minh họa bệnh nhân có triệu chứng co giật nửa bên mặt

4. Phân loại xung đột thần kinh mạch máu

Dựa vào tình trạng tiếp xúc giữa mạch máu và dây thần kinh sọ, hội chứng xung đột thần kinh mạch máu được chia làm các mức độ:

  • Chưa tiếp xúc
  • Có sự tiếp xúc bề mặt
  • Tiếp xúc gây chèn ép nhẹ
  • Tiếp cúc gây đè đây chèn ép mạnh

Hình ảnh minh họa tình trạng tiếp xúc của mạch máu và thần kinh sọ

5. Phương pháp chẩn đoán hội chứng xung đột thần kinh mạch máu

Trong hội chứng xung đột thần kinh mạch máu, phương pháp chụp cộng hưởng từ luôn được ưu tiên lựa chọn. Đây được coi là một phương pháp hiệu quả, chính xác, nhanh chóng, an toàn, không đau, không xâm lấn.

Chụp cộng hưởn từ (MRI) là một kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng sóng từ trường và sóng radio. Khi các nguyên tử hydrogen trong cơ thể người dưới tác động của từ trường và sóng radio, hấp thụ và phóng thích năng lượng RF. Quá trình phóng thích này được máy thu nhận, xử lý và chuyển đổi các tín hiệu thành hình ảnh

Hình ảnh cộng hưởng từ có độ tương phản cao, sắc nét, rõ ràng, chi tiết, giải phẫu tốt và có khả năng tái tạo 3D mang lại hiệu quả chẩn đoán cho bác sĩ đối với bệnh lý của bệnh nhân (đặc biệt trong hội chứng xung đột thần kinh mạch máu). Bên cạnh đó, cộng hưởng từ không sử dụng tia xạ, rất an toàn, nên được các bác sĩ chuyên môn đánh giá cao trong chỉ định chụp và chẩn đoán bệnh.

Trong hội chứng xung đột thần kinh mạch máu, chụp MRI là điều cần thiết để đánh giá sự hiện diện, mức độ xung đột thần kinh mạch máu và các cấu trúc liên quan.

Hình ảnh máy chụp MRI 1.5T tại Bệnh viện đa khoa MEDLATEC

6. Phương pháp điều trị xung đột thần kinh mạch máu.

Trong hội chứng xung đột thần kinh mạch máu thì kỹ thuật vi phẫu giải ép vi mạch (MVD) là phương pháp điều trị được lựa chọn, dựa trên việc tách mạch máu bị tổn thương ra khỏi dây thần kinh.

Khi thực hiện phương pháp điều trị này, bệnh nhân được đưa vào giấc ngủ bằng các sử dụng thuốc gây mê toàn thân và được giám sát thần kinh liên tục trong quá trình mổ. Tiếp cận vùng góc cầu tiểu não và vị trí xung thần kinh mạch máu thông qua đường cắt sọ nhỏ ở vùng sau tai. Việc giải ép vi mjach được thực hiện bằng cách chèn miếng Teflon giữa mạch máu và thần kinh, thường gặp ở chỗ thoát ra của thần kinh mặt từ thân não. Giải ép vi mạch có tỷ lệ thành công cao đến 85-90% nếu được thực hiện bới kỹ thuật viên thần kinh có kinh nghiệm, với tỉ lệ tai biến, biến chứng thấp hơn dưới 1%. Sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhiên chỉ cần nằm viện với thời giạn ngắn.

Bệnh nhân nếu có bất kỹ triệu chứng gì của hội chứng xung đột thần kinh mạch máu có thể đến Bệnh viện đa khoa MEDLATEC để được thăm khám. Đến với Trung tâm chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC quý khách hàng sẽ được trải nghiêm:

  • Trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến.
  • Kỹ thuật thực hiện nhanh chóng với thời gian ngắn nhất.
  • Kết quả được đọc, hội chẩn bởi bác sỹ, chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC.
  • Tư vấn kết quả trực tuyến miễn phí.
  • Nhận kết quả nhanh chóng trực tiếp hoặc online, quét QR, qua app MY MEDLATEC.
  • Kết nối hội chẩn trực tuyến với các chuyên gia hàng đầu ở các chuyên ngành khi cần thiết.

Quý khách hàng hãy đặt lịch trước để chủ động thời gian qua các hình thức dưới đây:

Tổng đài: 1900 56 56 56 hoặc 0846 248 000

Webside: https://medim.vn

Email: info@medim.vn

Tải ứng dụng y tế MyMedlatec để quản lý sức khỏe tại: http://mymedlatec.medon.vn/app

CN. Nguyễn Văn Thuấn


Bài viết cùng chuyên mục