Dị dạng mạch máu não và những điều cần biết

Ngày 01/02/2024

Ngày 6/12/2023 Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chúng tôi tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân P.S.H sinh năm 1949. Vào khoảng 1 năm trở lại đây Bệnh nhân có tiền sử ngã 2-3 lần không rõ nguyên nhân, 3 ngày trước bệnh nhân lên có dấu hiệu hoa mắt chóng mặt, ngã và mất ý thức khoảng 1 phút. Ngoài ra bệnh nhân có dấu hiệu suy giảm trí nhớ.

Qua thăm khám lâm sàng bệnh nhân được chỉ định thực hiện dịch vụ siêu âm tim, siêu âm mạch máu ngoại sọ và chụp cộng hưởng từ 1.5Tesla. Kết quả cộng hưởng từ ghi nhận có:

- Hình ảnh dị dạng động tĩnh mạch não (AVM) vùng đỉnh chẩm phải, hiện tại không thấy dấu hiệu xuất huyết.

- Ổ tổn thương vùng cầu não (Hướng đến nhồi máu não mạn tính).

- Thoái hóa myelin chất trắng rải rác hai bán cầu đại não (Fazekas 1)

- Teo não tuổi già.

- Viêm xoang chũm phải.

Dị dạng mạch máu nãoDị dạng mạch máu não

di-dang-mach-mau-nao-Dị dạng mạch máu não

Hình ảnh cộng hưởng từ ổ dị dạng mạch máu tại bệnh viện MEDLATEC.

1, Dị dạng mạch máu não là gì ?

Dị dạng động–tĩnh mạch não ( Arterio Venous Malfomation-AVM) chỉ các tổn thương thông thương trực tiếp giữa động mạch và tĩnh mạch trong não kèm theo có mất mạng lưới mao mạch trung gian, vùng trung tâm khối gọi là ổ dị dạng( Nidus).

Theo một số nghiên cứ dị dạng mạch máu não có tỷ lệ thường gặp vào khoảng 1/100000 người, tỷ lệ thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Khoảng 80% trường hợp có biểu hiện lâm sàng trong độ tuổi từ 20-40 tuổi, mặc dù có thể thấy cả trẻ em và người cao tuổi, còn khoảng 20% không có triệu chứng lâm sàng và được phát hiện ngẫu nhiên.

Dị dạng mạch máu não

2. Phân loại dị dạng mạch máu não:

Dòng chảy cao:

  • Dị dạng động tĩnh mạch ( AVM)
  • AVM màng mềm/nhu mô não
  • Bệnh lý mạch máu tăng sinh
  • Rò động tĩnh mạch màng cứng
  • Rò động tĩnh mạch màng mềm
  • Thông động mạch cảnh xoang hang
  • Dị dạng tĩnh mạch Galen

Dòng chảy thấp

  • Giãn mao mạch
  • Dị dạng mạch máu thể hang
  • Dị dạng tĩnh mạch

3. Giải phẫu bệnh

Dị dạng động-tĩnh mạch não được tạo bởi một búi mạch với đường nối tắt giữa động mạch và tĩnh mạch, xen lẫn là tổ chức não teo. Không có mạng lưới mao mạch đệm giữa động mạch và tĩnh mạch, vì vậy máu chảy trực tiếp từ động mach nuôi sang tĩnh mạch. Máu chảy từ khu vực động mạch có thành dày sang tĩnh mạch có thành mỏng với áp suất lớn.

Xu hướng của dị dạng này là sẽ tăng dần kích thước với nguy cơ về sau là chảy máu và thiếu máu não nhất là ở vị trí sâu như sát não thất, trong não thất, hậu quả gây tăng thần kinh đệm, triệu chứng thiếu sót thần kinh và động kinh. Máu từ động mạch có áp lực cao đổ thẳng vào tĩnh mạch là nơi có áp lực thấp lâu ngày gây giãn to các búi mạch, nguy cơ xuất huyết.

Ổ dị dạng gồm 3 phần chính:

- Các mạch đến: là các động mạch nuôi của ổ dị dạng, có thể có một hoặc nhiều mạch, các mạch này thường xuất phát từ các nhánh mạch nông hoặc sâu trong não đôi khi từ màng não. Các mạch đến có thể chỉ đi đến búi mạch hoặc có nhánh tận hoặc bên đi nuôi nhu mô não lành kế bên. Có thể có các tổn thương kết hợp như loạn sản động mạch, phình mạch.

- Búi mạch (ổ dị dạng – Nidus): là một mạng lưới các mạch máu bất thường xen kẽ giữa các động mạch đến và động mạch đi. Các mạch này có hình thái phức tạp, kích thước khác nhau. Hiện này người ta cho là búi mạch được cấu tạo từ nhiều phần nhỏ được gọi là các ngăn, mỗi ngăn là một phần của búi mạch và được nuôi bởi một động mạch và được dẫn lưu bởi một tĩnh mạch cùng tên.

- Các tĩnh mạch đi: có thể có nhiều tĩnh mạch dẫn lưu, gồm hai hệ thống nông và sâu. Các tĩnh mạch dẫn lưu nông (tĩnh mạch vỏ não) thường đổ về các xoang nông (xoang tĩnh mạch dọc trên, xoang ngang…), các tĩnh mạch dẫn lưu sâu thường đổ về các tĩnh mạch sâu (tĩnh mạch nền, tĩnh mạch não trong…).

Dị dạng mạch máu não

4, Đặc điểm ổ dị dạng

- Vị trí: Dị dạng động- tĩnh mạch não được chia ra hai loại nông và sâu. Loại nông là các dị dạng ở vùng vỏ, dưới vỏ, bề mặt của não hoặc ở đáy các khe rãnh, có hình chóp nón. Loại sâu là các dị dạng năm ở vùng chất trắng, thường cạnh các não thất, nhân xám trung ương, thể trai. Dị dạng động-tĩnh mạch não thường thấy nhiều nhất ở gần bề mặt vỏ não. Tuy nhiên có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào của não.

- Kích thước: Dị dạng động-tĩnh mạch não có kích thước từ vài milimet đến mức to chiếm gần toàn bộ bán cầu đại não.

Dị dạng mạch máu não

5, Dấu hiệu lâm sàng

Đây là bệnh dị dạng mạch bẩm sinh, các triệu chứng xuất hiện thường gặp ở người trẻ độ tuổi từ 10-30, được chia ra làm hai thể chưa vỡ và đã vỡ với các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau:

- Nhức đầu: Mặc dù là triệu chứng hay gặp nhất, nhưng ít có giá trị vì thường biểu hiện không điển hình và đặc trưng bởi nhức đầu kiểu vận mạch từng cơn rồi trở lại bình thường.

- Động kinh, co giật: các cơn động kinh cục bộ hoặc cục bộ toàn thể hóa, do thiếu máu cục bộ ở não do hậu quả của hiện tượng đoạt máu, tăng áp lực ở hệ tĩnh mạch, những vùng tăng sinh thần kinh đệm, hay tổn thương từ ổ chảy máu não cũ thầm lặng trước đó.

- Các dấu hiệu liên quan đến hệ thần kinh khác như: Khó phối hợp tay chân, yếu chân tay, khó khăn về giao tiếp, giảm thị lực, suy giảm trí nhớ…

- Ngoài ra ở những bệnh nhân trẻ tuổi có thể gặp chứng suy tim, chứng đầu to, tĩnh mạch da đầu nổi rõ.

Dị dạng mạch máu não

6. Các phương pháp chẩn đoán

Hiện nay với nền y học phát triển việc chẩn đoán phát hiện sớm các bệnh lý không còn khó khăn. Bác sỹ có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán xác định như:

- Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner): Là phương pháp có thời gian thăm khám ngắn thường được sử dụng trong cấp cứu để đánh giá nhanh tình trạng nguy hiểm của bệnh nhân. Bác sĩ có thể chỉ định MSCT mạch não để bộc lộ rõ hơn hệ thống mạch máu và ổ dị dạng.

- Chụp cộng hưởng từ ( MRI): là một hình thức không xâm lấn cho hình ảnh rõ ràng hơn chụp CT với ưu thế có thể đánh giá được trên nhiều chuỗi xung tuy nhiên thời gian thăm khám sẽ lâu hơn so với cắt lớp vi tính.

- Chụp cộng hưởng từ mạch máu có tiêm thuốc (MRA): Là kỹ thuật cộng hưởng từ có sử dụng chất tương phản qua đường tĩnh mạch đem lại hình ảnh chi tiết về hệ thống mạch máu và ổ dị dạng mạch máu. Phương pháp này rất hiệu quả, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc cản quang.

Dị dạng mạch máu não

7, Phương pháp điều trị

Hiện nay, một số phương pháp điều trị dị dạng mạch máu não phổ biến như:

- Can thiệp nội mạch: Là phương pháp đưa một ống thông theo đường mạch máu đi đến ổ dị dạng, sau đó đưa các vật liêu chuyên dụng trong y khoa gây tắc vào ổ dị dạng để lấp tắc hoàn toàn các ổ dị dạng. Tuy nhiên phụ thuộc vào kích thước mạch máu đến ổ dị dạng, nếu mạch máu đến quá nhỏ không thực hiện đưa ống thông qua được, thường phương pháp này có phối hợp với xạ phẫu và phẫu thuật.

- Xạ phẫu: Một chùm bức xạ hẹp tập trung liều cao vào các ổ dị dạng (AVM) và liều rất thấp đến các tổ chức xung quanh. Bức xạ này khiến các AVM teo dần trong khoảng vài tháng đến 2 năm. Là phương pháp an toàn, ít biến chứng, tuy nhiên trong thời gian đầu sau khi xạ phẫu ổ AVM chưa hoại tử hết vẫn sẻ có nguy cơ vỡ và chảy máu.

- Phẫu thuật: là phương pháp can thiệp trực tiếp vào vùng sọ não cắt bỏ ổ dị dạng mạch máu não.

Dị dạng mạch máu não

Dựa vào tình trạng thực tế của người bệnh, mức độ và phân loại của ổ dị dạng, Bác sỹ sẽ đưa ra quyết định điều trị hay tiếp tục theo dõi và sử dụng thuốc mà không cần phẫu thuật. Người bệnh nếu như đã phát hiện có dị dạng mạch máu thì nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn để theo dõi tiến triển cũng nhưng đưa ra được nhưng phương án điều trị kịp thời.

8. Làm thế nào để phòng tránh dị dạng mạch máu não?

Dị dạng mạch máu não thường là bệnh bẩm sinh, vì vậy chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh triệt để. Khi người bệnh có dấu hiệu nghi ngờ như đau đầu, co giật động kinh, suy giảm trí nhớ… nên đến các cơ sở y tế thăm khám phát hiện sớm.

Ngoài ra lối sống khoa học và suy nghĩ tích cực cũng góp phần làm giảm nguy cơ tiến triển của dị dạng mạch máu não. Mọi người nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học và chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ.

Nếu quý khách hàng có những dấu hiệu như trên hoặc bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, quý khách hàng hãy đến ngay hệ thống y tế MEDLATEC để thăm khám và được trải nghiệm các dịch vụ:

  • Trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến.
  • Kỹ thuật thực hiện nhanh chóng với thời gian ngắn nhất.
  • Kết quả được đọc, hội chẩn bởi bác sỹ, chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC.
  • Tư vấn kết quả trực tuyến miễn phí.
  • Nhận kết quả nhanh chóng trực tiếp hoặc online, quét QR, qua app MY MEDLATEC.
  • Kết nối hội chẩn trực tuyến với các chuyên gia hàng đầu ở các chuyên ngành khi cần thiết.

Để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như tình trạng bệnh lý của mình, Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các cơ sở hoặc liên hệ qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ:

Tổng đài: 1900 565656 | Hoặc: 0846 248 000

Website: medim.vn. 

Email: Info@medim.vn.

Địa chỉ cơ sởhttps://medlatec.vn/he-thong-medlatec-benh-vien

KTV Phan Văn Huy


Bài viết cùng chuyên mục