Lời cảnh tỉnh về nhận thức tổn thương cột sống
Một bệnh nhân nam, 54 tuổi, sinh sống tại Hà Nội bị bệnh đau lưng. Được bạn bè hàng xóm giới thiệu đi uống thuốc lá và massage để điều trị bệnh. Dù thử nhiều cách mà bệnh tình của chú không thuyên giảm, giờ giấc sinh hoạt và sức khỏe giảm sút.
Sau nhiều lần con cái khuyên nhủ, tháng 10-2021, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC và được bác sĩ chỉ định chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng. Kết quả chẩn đoán là bệnh nhân có u máu thân đốt sống cần theo dõi và thoát vị đĩa đệm L3/4, L4/5 nhẹ. Do thực trạng công việc phải bê vác nhiều nên không kiêng khem, cùng với việc đeo đai không theo đúng hướng dẫn của bác sĩ nên tình trạng bệnh chuyển nặng.
Tháng 6-2023, các cơn đau diễn ra nhiều hơn khiến sức khỏe bệnh nhân suy giảm rõ rệt nên gia đình đưa đến khám tại Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ (số 99 Trích Sài, Hà Nội). Lần này, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định chụp MRI.
Các kết quả được chuyên gia tại Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC hội chẩn và kết luận: Thoái hóa đĩa đệm đốt sống thắt lưng. Nốt khu trú thân đốt sống T2, theo dõi u máu (không thay đổi kích thước so với phim chụp cũ ngày 1/10/2021).
Viêm, tụ dịch mấu khớp bên L3/4 hai bên. Theo dõi thoát vị bao hoạt dịch mấu khớp bên L3/4 bên trái (có tăng so với phim chụp cũ ngày 1/10/2021).
Sau đó, bệnh nhân được các y bác sĩ tư vấn cách xử trí phù hợp nhất. Đồng thời cũng lưu ý bệnh nhân khi có các triệu chứng bất thường nên đến các cơ sở y tế khám để có phương hướng điều trị tốt nhất. Không tự ý điều trị hoặc sử dụng các phương pháp không đúng dẫn đến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Một số hình ảnh minh họa:
Hình ảnh nốt khu trú thân đốt sống T2W, theo dõi u máu
Hình ảnh thoát vị bao hoạt dịch mấu khớp bên sau khi chụp lần 2
Hình ảnh thoát vị bao hoạt dịch mấu khớp bên sau khi chụp lần 2
1. Dấu hiệu của khối u cột sống là gì?
Dưới đây là một vài triệu chứng và dấu hiệu thường gặp khi mắc u cột sống:
- Đau tại vị trí khối u hoặc lan tỏa dọc theo cột sống.
- Suy yếu hoặc mất cảm giác ở các cơ cánh tay, bàn tay và chân, bàn chân.
- Việc đi đứng gặp nhiều khó khăn.
- Ruột hoặc bàng quang hoạt động không bình thường: táo bón, bí tiểu,…
- Mức độ tê liệt ở các vùng khác nhau do khối u phát triển chèn ép lên dây thần kinh.
U máu xương: U máu xương ít khi có chỉ định điều trị. Chiếu tia những u máu ở vùng không thể phẫu thuật. Tắc mạch chọn lọc an toàn và có hiệu quả đối với u máu cột sống có triệu chứng. Phẫu thuật mở xương ít khi được chỉ định.
2. Điều trị u máu cột sống như thế nào?
Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị u máu cột sống:
Giám sát
Phương pháp này áp dụng đối với những khối u nhỏ, không phải là ung thư và không phát triển gây chèn ép các mô xung quanh. Trong quá trình giám sát u, bệnh nhân có thể được khuyên nên đi chụp CT hoặc MRI định kỳ để theo dõi tình hình phát triển của u.
Phẫu thuật
Phương pháp này áp dụng đối với các khối u dễ dàng cắt bỏ mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây thần kinh. Tuy nhiên, không phải cuộc phẫu thuật nào cũng có thể loại bỏ hoàn toàn khối u ra khỏi cơ thể. Do đó, nên việc thực hiện phương pháp này cần hết sức lưu ý để không làm chấn thương hệ thần kinh mà loại bỏ được hoàn toàn khối u cho bệnh nhân.
Xạ trị
Biện pháp này được áp dụng cho các khối u nằm ở vị trí không thể phẫu thuật được hoặc đối với những tàn dư mà phẫu thuật không thể loại bỏ hết. Đây cũng là liệu pháp đầu tiên khi điều trị khối u đốt sống lưng. Việc điều trị thông qua xạ trị có thể được tiến hành từ các liệu trình đơn giản đến áp dụng các kỹ thuật phức tạp như bức xạ 3D theo hình dạng khối u.
Hóa trị
Là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân ung thư, thông qua dùng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc ngăn không cho chúng phát triển. Điều trị bằng phương pháp này bệnh nhân có thể bị các tác dụng phụ của thuốc kèm theo là mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc,…
Sử dụng các loại thuốc kết hợp
Kết hợp với phương pháp phẫu thuật và xạ trị bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê corticosteroid kèm theo để giảm sưng, viêm sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị. Tuy nhiên, corticosteroid chỉ nên dùng trong khoảng thời gian ngắn vì chúng có thể gây ra yếu cơ, loãng xương, tăng khả năng bị nhiễm trùng,…
Tình trạng viêm bao hoạt dịch mấu khớp sẽ làm tăng tiết dịch nhầy, dẫn tới tình trạng sưng và đau nhức tại chỗ. Cơn đau tăng khi người bệnh đi lại, vận động nhiều và thuyên giảm khi ngừng hoạt động, nghỉ ngơi. Cần tuân thủ hướng dẫn điều trị thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp và kết hợp uống thuốc điều trị. Theo dõi tiến triển 6 tháng chụp MRI kiểm tra lại để bệnh được giải quyết dứt điểm.
Chụp MRI là một phương pháp đòi hỏi cần có trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ y bác sĩ thực hiện có trình độ chuyên môn cao nên không phải cơ sở y tế nào cũng triển khai. Nếu bạn cần một địa chỉ để chụp MRI toàn thân thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là nơi bạn không nên bỏ qua.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC có các máy chụp MRI sử dụng công nghệ tiên tiến và được nhập khẩu từ nhiều nước phát triển trên thế giới. Cùng với đó, bệnh viện còn sở hữu một đội ngũ từ nhân viên đến y bác sĩ làm việc cực kỳ chuyên nghiệp và tâm huyết, đảm bảo sẽ mang đến kết quả kiểm tra nhanh nhất với độ chính xác cao. Hãy liên hệ đến hotline: 1900 565656 để được tư vấn kỹ hơn bạn nhé.
KTV Lê Thị Lan Anh