Phát hiện bệnh nhân 10 tuổi bị U bàng quang

Ngày 15/11/2023

  Bàng quang là một quả bóng ở vùng xương chậu, chứa nước tiểu. Theo đó, ung thư bàng quang là một loại ung thư có nguồn gốc từ bàng quang, chúng thường xuất phát từ các tế bào lót bên trong của bàng quang. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở người lớn tuổi. Nhưng vừa qua, Bệnh viện Đa Khoa MELATEC tiếp nhận một trường hợp đặc biệt, bệnh nhân 10 tuổi thường trú tại Hà Nội bị u bàng quang.

Bệnh nhân đến khám với triệu chứng tiểu đau, tiểu buốt, nước tiểu có màu hồng kèm đau bụng dưới và bộ phận sinh dục. Trước đó bệnh nhân có sốt nhẹ và đã cắt sốt được 1 ngày.

Sau khi thăm khám, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm… Kết quả xét nghiệm máu chỉ số Microalbumin niệu tăng cao > 15 và tỷ số microalbumin/creatinine(ACR) > 300, ngoài ra siêu âm ổ bụng cho thấy tại bàng quang có khối đẩy lồi vào trong bàng quang, không tăng sinh mạch trên siêu âm Doppler.

Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định chụp Cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc cản quang để phối hợp chẩn đoán. Kết quả cho thấy tại bàng quang có khối cấu trúc tổ chức, tỷ trọng 41HU, kích thước~ 39x28x30mm, bờ đều, ranh giới tương đối rõ, sau tiêm ngấm thuốc mạnh (57HU). Khối phát triển đẩy lồi vào trong lòng bàng quang, phát triển từ dưới lớp niêm mạc (cơ, mô đệm), không xâm lấn xung quanh.

Sau khi hội chẩn, chuyên gia tại Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MELATEC kết luận bệnh nhân bị u bàng quang.

Một số hình ảnh minh họa:

Hình ảnh siêu âm bệnh nhân tại Hệ thống Y tế MEDLATEC

Hình ảnh CLVT ổ bụng có tiêm thuốc của bệnh nhân tại Hệ thống Y tế MEDLATEC

Hình ảnh CLVT ổ bụng có tiêm thuốc của bệnh nhân tại Hệ thống Y tế MEDLATEC

U bàng quang là gì có nguy hiểm hay không ?

1. Ung thư bàng quang là gì?

Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tích thường gặp ở cơ quan tiết niệu sinh dục. Tỷ lệ mắc ung thư bàng quang đứng hàng thứ 4 sau ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao gấp 3 lần ở nữ.

Các loại ung thư bàng quang bao gồm:

- Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (ung thư biểu mô niệu), chiếm >90% số ung thư bàng quang. Hầu hết là ung thừ biểu mô nhú có xu hướng ở bề mặt, biệt hóa cao và phát triển ra bên ngoài; các khối u không có cuống thì nguy hiểm hơn, có xu hướng xâm lấn và di căn.

- Ung thư biểu mô tế bào vảy ít phổ biến hơn và thường xảy ra ở những bệnh nhân bàng quang nhiễm ký sinh trùng hoặc bị kích thích niêm mạc mạn tính.

- Ung thư biểu mô tuyến, có thể xuất hiện là những khối u nguyên phát, hiếm khi di căn từ ung thư biểu mô ruột. Di căn nên được loại trừ.

2. Nguyên nhân gây nên ung thư bàng quang:

Hiện nay vẫn chưa có báo cáo hay câu trả lời chính xác về nguyên nhân gây nên ung thư bàng quang. Tuy nhiên theo các chuyên gia về tiết niệu, một số yếu tố nguy cơ của ung thư bàng quang bao gồm:

- Tỷ lệ bệnh hay gặp ở người lớn tuổi. Gia đình có người mắc ung thư bàng quang.

- Phơi nhiễm với một số hóa chất như asen, các amin thơm được sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm hóa học và dược phẩm…

- Các nghiên cứu cho thấy người hút thuốc lá, người nhiễm trung bàng quang mạn tính. Người mắc bệnh đái tháo đường, béo phì,… dễ mắc bệnh ung thư bàng quang.

- Ngoài ra người xạ trị vùng chậu hoặc sử dụng các thuốc ví dụ cyclophosphamide.. cũng dễ mắc.

3. Dấu hiệu nhận biết ung thư bàng quang là gì ?

Biểu hiện của bệnh ung thư bàng quang thường khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường, bạn nên đi khám khi có những dấu hiệu gợi ý đến U bàng quang dưới đây:

- Tiểu ra máu, tiểu nhiều lần là triệu chứng thường gặp nhất. Tiểu lẫn máu điển hình trong ung thư bàng quang có đặc điểm: Tiểu máu từng đợt, tiểu máu đại thể, toàn bãi không đau ( Dấu hiệu nước tiểu có màu đục, màu hồng nhạt, có mù tanh). Khi tiểu lẫn máu xảy ra ở nam giới trên 40 tuổi mà không tìm được nguyên nhân khác phải nghĩ ngay đến ung thư biểu mô đường niệu và phải tiến hành đánh giá toàn bộ hệ tiếu niệu.

- Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu.. là do bàng quang bị kích thích hoặc bị giảm thể tích. Các triệu chứng này thường xuất hiện đầu tiên, trước khi xuất hiện triệu chứng tiểu có lẫn máu, khi có những dấu hiệu này không nên bỏ qua suy nghĩ đến ung thư bàng quang tại chỗ. Đặc biệt là khi thấy nước tiểu có màu sẫm hơn bình thường, dù đã uống đủ lượng nước cần thiết thì nên đi xét nghiệm xem có phải mình đã mắc bệnh ung thư bàng quang hay không.

- Đau vùng chậu hông xảy ra với ung thư tiến triển, khi đó một khối u vùng chậu hông có thể sờ thấy. Ngoài ra nếu các biểu hiện trên kèm theo mệt mỏi, gầy sút cân, chán ăn, suy sụp nhanh cũng là dếu hiệu thường gặp ở giai đoạn muộn và tiên lượng xấu. Tuy nhiên, những dấu hiệu trên chưa khẳng định được là bạn đã mắc ung thư bàng quang vì đó cũng có thể gặp ở một số bệnh lành tính.

4. Làm sao để chẩn đoán và phát hiện Ung thư bàng quang sớm/

- Xét nghiệm nước tiểu: Việc phân tích nước tiểu dưới kính hiển vi sẽ giúp phát hiện tế bào ung thư có trong đó

- Soi bàng quang: Thông qua việc đưa ông nội soi vào niệu đạo, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ bàng quang để phát hiện bất thường.

- Sinh thiết: Một mẩu nhỏ tại vị trí khối đẩy lồi bàng quang sẽ được lấy và mang đi soi dưới kính hiển vi để phát hiện các tế bào ung thư.

- Siêu âm: Là một phương pháp nhanh chóng, giá thành rẻ dễ dàng thực hiện và có nhiều cơ sở y tế được trang bị máy siêu âm này.

- Chụp cắt lớp vi tính ( CT-Scan): Chụp cắt lớp vi tính có tiêm tương phản tĩnh mạch giúp đánh giá được hệ thống hệ tiết nệu, các mô xung quanh và đánh giá khối tổn thương tốt hơn.

Trong những trường hợp xác định bệnh nhân có ung thư bàng quang, các loại xét nghiệm sau đây có thể được thực hiện để xác định mức độ, giai đoạn bệnh:

  • Chụp cắt lớp vi tính ( CT- Scan)
  • Chụp Cộng hưởng từ ( MRI)
  • Xạ hình xương ( Spect/CT)

 5. Ung thư bàng quang có điều trị được ?

Hiện nay với nên y học hiện đại việc chẩn đoán phát hiện sớm và điều trị ung thư bàng quang không còn gặp nhiều khó khăn. U bàng quang có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu như phát hiện sớm. Một số phương pháp điều trị u bàng quang phổ biến:

- Phẫu thuật điều trị ung thư bàng quang: Là phương pháp điều trị ung thư bàng quang phổ biến. Các phẫu thuật bao gồm: Cắt bỏ ung thư bàng quang niệu đạo, cắt bỏ bàng quang bán phần, cắt bỏ bàng quang hoàn toàn, cắt bỏ các hạch lân cận... Đối với nam giới có thể phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, túi tinh và một phần ống dẫn tinh. Đối với phụ nữ có thể cắt bỏ tử cung, buồng trứng, vòi trứng và âm đạo.

- Hóa trị: Đưa hóa chất vào cơ thể để chống lại tế bào ung thư. Có thể kết hợp các loại thuốc để điều trị cho bệnh nhân. Điều trị hóa chất có thể điều trị riêng lẻ hoặc kết hợp với cả phẫu thuật và xạ trị. Nếu ung thư bàng quang còn ở bề mặt, bệnh nhân sẽ được đưa hóa chất bào bàng quang còn ở bề mặt, bệnh nhân sẽ dược đưa hóa chất vào bàng quang sau khi phẫu thuật lấy u bàng quang qua đường niệu đạo.

- Xạ trị

+ Xạ trị trước khi phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u.

+ Xạ trị sau khi phẫu thuật để tiêu diệt tận gốc các tế bào ung thư.

+ Những bệnh nhân không phẫu thuật được thì tiến hành xạ trị bao gồm xạ trị trong và xạ trị ngoài.

Ngoài ra ung thư bàng quang còn được điều trị bằng một số phương pháp khác như: Điều trị sinh học (điều trị bằng miễn dịch): phương pháp áp dụng sau phẫu thuật lấy u qua đường niệu đạo với u ở bề mặt bàng quang, sử dụng hệ thống miễn dịch sẵn có để chống lại tế bào ung thư. Đây là biện pháp ngăn ngừa tình trạng tái phát ung thư bàng quang.

Nếu quý khách hàng có những dấu hiệu như trên hoặc bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, quý khách hàng hãy đến ngay hệ thống y tế MEDLATEC để thăm khám và được trải nghiệm các dịch vụ:

  • Trang thiết bị y tế hiện đại, tiên tiến.
  • Kỹ thuật thực hiện nhanh chóng với thời gian ngắn nhất.
  • Kết quả được đọc, hội chẩn bởi bác sỹ, chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC.
  • Tư vấn kết quả trực tuyến miễn phí.
  • Nhận kết quả nhanh chóng trực tiếp hoặc online, quét QR, qua app MY MEDLATEC.
  • Kết nối hội chẩn trực tuyến với các chuyên gia hàng đầu ở các chuyên ngành khi cần thiết.

Quý khách hàng hãy đặt lịch trước để chủ động thời gian thăm khám qua các hình thức dưới đây:

KTV Phan Văn Huy


Bài viết cùng chuyên mục