Sờ thấy cục u nổi lên ở cẳng chân, người phụ nữ trẻ bất ngờ phát hiện khối dị dạng mạch máu
Một bệnh nhân nữ 34 tuổi, thường trú tại Hà Nội thời gian gần đây thường xuyên đau nhức vùng cẳng chân phải, có dán cao và bôi thuốc tại nhà nhưng không đỡ. Do đó, bệnh nhân đến Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ (số 99 Trích Sài, Hà Nội) để thăm khám.
Khi kiểm tra, bác sĩ lâm sàng thấy vùng da vị trí 1/3 trên và giữa cẳng chân phải xanh tím nhẹ, sưng nóng, ấn đau, không có phù chân nên chỉ định siêu âm phần mềm và chụp X quang để quan sát tổng thể về cơ, mạch máu và xương vùng cẳng chân.
Kết quả trên siêu âm phát hiện cấu trúc hỗn hợp âm nằm trong tổ chức cơ nông vị trí 1/3 giữa cẳng chân phải, dày 13,5mm trên một đoạn dài 10cm, có tín hiệu mạch trên siêu âm doppler. Hình ảnh chụp X quang vị trí tượng tự có rải rác nốt vôi hóa nhỏ kích thước khoảng 3,5mm.
Nhận thấy đây là tổn thương phức tạp và cần các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu, bác sĩ chỉ định bệnh nhân chụp cộng hưởng từ phần mềm chi có tiêm thuốc đối quang từ. Kết quả, vị trí 1/3 trên cơ chày trước có đám tổn thương khu trú kích thước 14x57mm, bờ không đều, ranh giới rõ, cấu trúc không đồng nhất, gồm nhiều ống mạch giãn có tín hiệu dòng chảy chậm, không thấy thông động tĩnh mạch. Tổn thương này khu trú, không thấy có nhánh lan vào trong xương, phần cơ chày còn lại cấu trúc và tín hiệu đồng nhất, không thấy phù nề và tụ dịch xung quanh.
Các chuyên gia Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC hội chẩn và kết luận đây là khối dị dạng mạch máu vị trí 1/3 trên cơ chày trước cẳng chân bên phải, nghĩ nhiều đến dị dạng tĩnh mạch - venous malformation.
Nhận thấy đây là tổn thương phức tạp và cần các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu, bác sĩ chỉ định bệnh nhân chụp cộng hưởng từ phần mềm chi có tiêm thuốc đối quang từ. Kết quả, vị trí 1/3 trên cơ chày trước có đám tổn thương khu trú kích thước 14x57mm, bờ không đều, ranh giới rõ, cấu trúc không đồng nhất, gồm nhiều ống mạch giãn có tín hiệu dòng chảy chậm, không thấy thông động tĩnh mạch. Tổn thương này khu trú, không thấy có nhánh lan vào trong xương, phần cơ chày còn lại cấu trúc và tín hiệu đồng nhất, không thấy phù nề và tụ dịch xung quanh.
Các chuyên gia Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC hội chẩn và kết luận đây là khối dị dạng mạch máu vị trí 1/3 trên cơ chày trước cẳng chân bên phải, nghĩ nhiều đến dị dạng tĩnh mạch - venous malformation.
Di dạng mạch máu là gì?
Dị dạng mạch máu là tình trạng rối loạn và phát triển bất thường của mạch máu trong cơ thể, bệnh thường là bẩm sinh nên rất khó phát hiện cho đến khi trưởng thành. Dị dạng mạch máu có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, hay gặp nhất là dị dạng mạch máu não và mạch chi. Tổn thương dị dạng mạch máu có dạng mô mềm, sưng đau và gây biến đổi về màu sắc của da nhìn rất giống với vết bớt. Các loại dị dạng mạch máu thường gặp bao gồm:
- Dị dạng động tĩnh mạch (AVM): đây là tình trạng động mạch và tĩnh mạch nối thông trực tiếp với nhau dẫn đến máu không đi qua mao mạch gây thiếu máu đến nuôi dưỡng các cơ quan. Đây là một bệnh lý bẩm sinh vô cùng nguy hiểm, tuy nhiên tỷ lệ mắc dị dạng động tĩnh mạch không cao, chỉ chiếm khoảng 1% dân số.
- Dị dạng tĩnh mạch: đây là loại dị dạng mạch máu phổ biến nhất, biểu hiện là một khối mềm, vùng da phía trên có màu xanh tím, có thể sờ thấy các nốt vôi hóa bên trong khối dị dạng mạch.
- Dị dạng mao mạch: tổn thương dị dạng mao mạch trên da có hình ảnh giống vết bớt đỏ hoặc tím sẫm, khi thâm nhiễm sâu vào trong cơ có thể gây biến dạng bề mặt trở nên sần sùi thành từng đám và dễ xuất huyết.
- Dị dạng bạch mạch: hay còn gọi là u bạch mạch do sự dị dạng của các ống bạch mạch tạo thành các u nang chứa đầy dịch, các nang này có thể to lên hoặc nhỏ đi khi dịch bạch mạch chảy vào hay ra do viêm nhiễm, chảy máu,...Dị dạng bạch mạch hay gặp tại mô mềm vùng mặt, cổ, nách.
Triệu chứng và nguyên nhân gây dị dạng mạch máu
Triệu chứng
Các triệu chứng của dị dạng mạch máu phụ thuộc vào từng loại khác nhau. Dị dạng mạch máu ảnh hưởng đến màu sắc da của người bệnh với đặc điểm điển hình trông giống như một vết bớt màu đỏ, xanh, tím, nâu hoặc đen nổi lên. Những vết này có thể sưng lên, chảy máu hoặc gây đau.
Dị dạng động tĩnh mạch (AVM) trong não có thể không gây ra triệu chứng trừ khi nó bị chảy máu. Khi đó, người bệnh có thể cảm thấy đau đầu, co giật hoặc yếu cơ, liệt một bên cơ thể.
Dị dạng tĩnh mạch có thể gây đau nhức cơ thể, sưng tấy, các vấn đề về đông máu và tổn thương nội tạng.
Nguyên nhân
Hầu hết các dị dạng mạch máu là kết quả của sự phát triển bất thường cục bộ hoặc khu trú của các mạch máu hoặc bạch huyết. Bệnh thường xuất hiện khi mới sinh ra (bẩm sinh).
Nguyên nhân ít phổ biến hơn là chấn thương gây tổn thương mạch máu không được điều trị có thể phát triển thành dị dạng mạch máu theo thời gian. Chấn thương hay thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì hoặc mang thai làm tăng nguy cơ mắc dị dạng tĩnh mạch.
Trong một số trường hợp, người bệnh thừa hưởng những thay đổi về gen di truyền (đột biến) làm dễ mắc dị dạng mạch máu hơn.
Làm thế nào để chẩn đoán dị dạng mạch máu
- Siêu âm: các ổ dị dạng mạch máu ở dưới da vùng cổ, nách, chân tay,... có thể đặt đầu dò trực tiếp lên vùng tổn thương và quan sát các cấu trúc bên trong rất rõ nét. Ngoài ra, siêu âm doppler mạch máu giúp phát hiện các dị dạng mạch nằm sâu dưới da, dây là kỹ thuật được sử dụng rất phổ biến do đơn giản, không gây đau đớn và chi phí rẻ.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): phương pháp này sử dụng tia X chiếu qua cơ thể, sau đó phần mềm máy tính tiếp nhận và tái tạo cho ra hình ảnh là các lát cắt ngang và hình ảnh đa chiều về bộ phần cần khảo sát. Để chẩn đoán dị dạng mạch máu, kỹ thuật viên sẽ tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch cho người bệnh sau đó chụp tại các thời điểm khác nhau để quan sát rõ nét hơn về vị trí, kích thước, nguồn mạch nuôi và mạch máu bị dị dạng.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): hình ảnh chụp MRI đem lại sự tương phản mô mềm cực kỳ tốt, tốt nhất trong các kỹ thuật chẩn đoán hiện nay. Chụp MRI giúp xác định chính xác vị trí của mạch máu dị dạng và chảy máu (nếu có), giúp bác sĩ tiên lượng và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Hơn thế, kỹ thuật này có thể khảo sát mạch máu mà không cần tiêm thuốc, tuy nhiên khi có nghi ngờ dị dạng mạch hay u thì các bác sĩ vẫn khuyến cáo tiêm thuốc đối quang từ để chẩn đoán chính xác nhất.
- Chụp mạch máu DSA: đây là phương pháp xâm lấn đem lại giá trị chẩn đoán rất tốt đối với các bệnh lý về mạch máu, thường được áp dụng trong chụp mạch não, mạch vành và các trường hợp tìm mạch nuôi trong điều trị nút mạch.
Nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho quý khách hàng về dịch vụ chẩn đoán hình ảnh công nghệ cao, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC thuộc Hệ thống y tế MEDLATEC đã trang bị máy chụp máy chụp MRI GE 1.5 Tesla và máy Chụp cắt lớp vi tính MSCT 128 dãy hiện đại do các hãng máy uy tín trên thế giới cung cấp. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên tại MEDLATEC được đào tạo chuyên sâu tại các bệnh viện lớn của Việt Nam, rất giàu kinh nghiệm và luôn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khi thăm khám. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch!
KTV Nguyễn Thành Lộc