Sưng đau vùng bẹn - đi kiểm tra bất ngờ phát hiện khối thoát vị bẹn phức tạp
Thoát vị bẹn là căn bệnh không phổ biến nhưng gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh thường gặp ở nam giới, nhưng các trường hợp nữ giới bị thoát bị bẹn cũng không phải hiếm gặp. Điển hình là trường hợp bệnh nhân nữ T.T.B 48 tuổi, vào viện vì sưng đau vùng bẹn trái khoảng 10 ngày, các cơn đau tăng lên khi người bệnh bê vác vật nặng, vận động mạnh hoặc cố rặn, không sốt, đại tiểu tiện bình thường, người bệnh đã mua thuốc giảm đau điều trị tại nhà nhưng không đỡ. Khi đến Bệnh viện đa khoa MEDLATEC (số 42-44 Nghĩa Dũng- Ba Đình- Hà Nội), bác sĩ nghi ngờ thoát vị bẹn, liền chỉ định bổ sung siêu âm và cộng hưởng từ để đánh giá toàn diện tổn thương. Hình ảnh phát hiện thì quan sát thấy hình ảnh khối thoát vị gồm buồng trứng trái và các dây chằng - mạch máu của buồng trứng, xung quanh đã có dấu hiệu thâm nhiễm, phù nề; tuy nhiên chưa có các biến chứng nghẹt hay hoại tử.
Thông thường, chúng ta hay gặp các khối thoát vị bẹn có thành phần là ruột, mỡ hoặc các tạng trong ổ bụng, tuy nhiên đây là một trường hợp khá hiếm gặp khi bên trong khối thoát vị là buồng trứng và vòi trứng, vì thế mà việc điều trị cũng phức tạp và cần được xem xét kỹ lưỡng hơn.
1. Thoát vị bẹn là gì?
Thoát vị bẹn là tình trạng các cơ quan trong ổ bụng (mỡ bụng, quai ruột,...) không nằm đúng vị trí mà chui xuống vùng bẹn bìu qua một vùng thành bụng lỏng lẻo. Thoát vị bẹn không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu để lâu sẽ gây ra rất nhiều biến chứng phức tạp, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Thoát vị bẹn gồm hai loại chính:
+ Thoát vị trực tiếp: Loại thoát vị này xảy ra ở người lớn tuổi, theo thời gian, do sự kết hợp của tình trạng cơ bụng yếu đi và tăng áp lực bên trong ổ bụng. Một vài nguyên nhân gây thoát vị bẹn trực tiếp bao gồm:
- Táo bón kéo dài
- Ho kéo dài
- Có thai hoặc khối u lớn trong bụng
- Hẹp niệu đạo, bí tiểu
- Người làm việc nặng nhọc, quá sức
- Đã từng mắc thoát vị bẹn
+ Thoát vị gián tiếp: thường do bẩm sinh, do ống phúc tinh mạc tạo nên, thường kèm theo các bệnh như nang thừng tinh, tràn dịch tinh hoàn…
2. Thoát vị bẹn gây ra triệu chứng như thế nào?
- Nhìn hay sờ thấy khối phình ra ở vùng bẹn, biểu hiện rõ ràng hơn khi người bệnh đứng thẳng, đặc biệt khi ho hoặc căng thẳng, cảm giác nóng rát hoặc đau nhức ở chỗ phình ra
- Đau hoặc khó chịu ở bẹn, đặc biệt khi cúi xuống, ho hoặc nâng vật nặng
- Yếu hoặc hạn chế vận động vùng khớp háng
- Thỉnh thoảng đau và sưng xung quanh tinh hoàn
Hay đau tức vùng bẹn là dấu hiệu nghi ngờ thoát vị bẹn
3. Các phương pháp chẩn đoán thoát vị bẹn
- Siêu âm: Phương pháp này có ưu điểm là an toàn với mọi đối tượng người bệnh, không gây đau đớn, thời gian thực hiện nhanh chóng, có thể khảo sát tổn thương trên nhiều mặt cắt khác nhau.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI): đây đều là các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn hiện đại nhất hiện nay. Các kỹ thuật này giúp đánh giá chi tiết về vị trí, kích thước, ranh giới, thành phần bên trong khối thoát vị, mức độ thâm nhiễm và phù nề xung quanh, tình trạng tưới máu và tiên lượng điều trị. Hình ảnh của các phương pháp chẩn đoán này có độ tương phản mô mềm rất tốt, cực kỳ chi tiết và sắc nét, có thể quan sát khối thoát vị trên nhiều mặt phẳng khác nhau. Hơn nữa, chụp cộng hưởng từ không sử dụng tia xạ nên cực kỳ an toàn đối với người bệnh.
Nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho quý khách hàng về dịch vụ chẩn đoán hình ảnh công nghệ cao, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC thuộc Hệ thống y tế MEDLATEC đã trang bị máy chụp Xquang kỹ thuật số (DR), máy chụp MRI GE 1.5 Tesla và máy Chụp cắt lớp vi tính MSCT 128 dãy hiện đại do các hãng máy uy tín trên thế giới cung cấp. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên tại MEDLATEC được đào tạo chuyên sâu tại các bệnh viện lớn của Việt Nam, rất giàu kinh nghiệm và luôn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khi thăm khám. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch!
KTV Nguyễn Thành Lộc